Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu khiến các mẹ bầu luôn cảm thấy cơ thể khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của mẹ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chính xác tình trạng này!
Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?
Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn nhất bên trong cơ thể, nó chạy dọc từ tủy sống xuống cuối lưng, qua mông và xuống tận gan bàn chân.
Công dụng của loại dây này giúp cho phần cuối của chân, bàn chân và lưng cảm nhận được những cảm giác như: nóng, lạnh, đau mỏi, nhiệt độ, áp lực,…
Tình trạng đau thần kinh tọa trong chu kỳ mang thai 3 tháng đầu sẽ xuất hiện nếu như thai nhi phát triển và chèn ép lên tử cung cùng với dây thần kinh gây ra những cơn đau bất chợt.

Thông thường, các cơn đau lưng xuất hiện do đau thần kinh tọa diễn tiến khá sớm trong chu kỳ mang thai và có nguy cơ tăng nặng hơn theo thời gian.
Bệnh thường xuất hiện nhiều ở thai phụ hơn là ở những phụ nữ lớn tuổi.
Bên cạnh đó, những trường hợp có tiền sử mắc bệnh xương cột sống, đốt sống khi mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người khác.
Nếu mẹ bầu chỉ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn đầu, mức độ bệnh còn nhẹ thì hoàn toàn có thể suy giảm sau thời gian sinh nở.
Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn sau, mức độ bệnh đã tăng nặng, mẹ bầu chớ nên chủ quan vì bệnh có thể gây suy giảm khả năng vận động, thậm chí liệt tứ chi hoặc liệt cục bộ toàn thân.
Khi này, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có phương án điều trị bệnh kịp thời nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Do đó, các chuyên gia hàng đầu khuyên rằng, khi thấy xuất hiện biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai, các mẹ cần đi thăm khám ở các trung tâm đặc trị các bệnh cơ xương khớp.
Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh khi mẹ đang mang thai bao gồm:
- Mẹ thường xuất hiện những cơn tê, ngứa ở lòng bàn chân hay ở đau những ngón chân
- Thường thấy những cảm giác như bị kim chính ở gan bàn chân
- Cơ xương ở lưng và cẳng chân trở xuống bị suy giảm trầm trọng
- Đau xuất hiện nhiều ở vùng lưng, đùi, chân, mông kéo dần hết cả hai chi dưới và làm cho mẹ khó khăn hơn khi di chuyển

- Suy giảm khả năng vận động
- Thấy những cơn nóng ran xuất hiện ở hai chi dưới
- Rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện do bàng quang mất khả năng kiểm soát
Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Đa phần các trường hợp, tình trạng mang thai đau thần kinh tọa không quá nghiêm trọng và không gây ra ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của mẹ.
Tuy nhiên, nếu trước đó các mẹ có tiền sử bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần cẩn trọng bởi có khả năng suy giảm khả năng hành động, thậm chí liệt tứ chi, liệt toàn cục.
Do đó, nếu thấy các cơn đau với biên độ diễn ra liên tục, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đề ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
Biện pháp làm giảm đau thần kinh tọa khi mang thai
Nghỉ ngơi
Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất với những mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh tọa.
Nếu bạn thường xuyên mắc phải những cơn đau dữ dội, âm ỉ thì hãy nằm xuống để nghỉ ngơi, duỗi thoải mái tứ chi ở tư thế thoải mái nhất.

Tuy nhiên, với những mẹ bầu thường xuyên phải đứng hay làm việc công sở thì biện pháp này dường như là “bất khả thi”.
Do đó, bạn nên sử dụng loại gối có lỗ trống ở giữa để tựa ở sau lưng. Phương án này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả với các mẹ bầu.
Thường xuyên tập luyện
Việc thường xuyên tập luyện không chỉ tăng cường sức khỏe cơ thể mà còn giúp các mẹ bầu ngăn ngừa rất tốt việc đau thần kinh tọa.
Do đó, mỗi ngày mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga, bơi lội từ 30 đến 45 phút.
Chườm nóng
Vào mỗi tối, mẹ bầu có thể tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm đắp vào những vị trí dây thần kinh tọa bị thương tổn, việc này sẽ giúp làm giảm những cơn đau một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Nhưng cần lưu ý, nước chỉ cần độ ấm vừa đủ chứ không nên quá nóng vì thân nhiệt cơ thể mẹ thay đổi nhanh chóng dễ gây ảnh hưởng trầm trọng đến thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đi lót bằng những đôi giày đế bệt để khả năng vận động được thoải mái hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã đưa ra thông tin về tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu cùng những phương án hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng thành công những thông tin này vào đời sống thường ngày. Chúc bạn và các bé luôn mạnh khỏe!