Đau đầu sau gáy (đau nửa đầu sau gáy) hay đau sau gáy là triệu chứng hay gặp ở những người lớn tuổi hoặc người trong độ tuổi trung niên. Những cơn đau chủ yếu xuất hiện vào khoảng thời gian buổi tối, sau khi ngủ dậy hoặc nghỉ trưa. Đau nửa đầu sau gáy thường xuất hiện ở một bên trái hoặc phải. Để hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiện tượng đau sau gáy, mời các bạn đọc bài viết này!
Đau sau gáy là bệnh gì?
Hiện tượng này không phải là bệnh, thực chất đây là một triệu chứng của một căn bệnh nào đó hoặc do tác động từ ngoại lực.
Đau đầu sau gáy được chia thành 2 dạng: đau nửa đầu sau gáy bên trái và đau nửa đầu sau gáy bên phải. Có tên gọi chung là đau sau gáy, đây là tình trạng co cứng cơ cổ phía sau gáy do những rối loạn thần kinh.

Đau (nửa) đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì?
- Thiếu máu não: nếu đau sau gáy kèm theo ù tai, chóng mặt. Tình trạng này xảy ra do lượng máu lên não chậm, không đủ.
- Thoái hóa, loãng xương, gai xương đốt sống cổ sẽ chèn ép dây thần kinh cổ gây đau sau gáy khi người bệnh hoạt động mạnh.
- Lao xương khớp: Bệnh này sẽ kèm theo triệu chứng mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, da nhợt nhạt.
- Trật khớp vai, thoái hóa, viêm xương khớp vai.
Tuy nhiên, đa số các trường hợp đau sau gáy đều được kiểm soát nếu chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.
Đối tượng thường mắc phải đau sau gáy
- Người luôn phải chịu những tác động vào vùng cổ, đầu.
- Nhân viên văn phòng phải làm việc lâu dưới 1 tư thế và cúi đầu khi sử dụng máy tính nhiều.
- Người cao tuổi thường xuyên bị chứng mất ngủ.
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh cổ vai gáy,…
Triệu chứng
Các cơn nhức đầu sau gáy khởi đầu với mức độ nhẹ và sẽ tăng dần lên. Lúc này người bệnh chỉ cần chạm nhẹ ngoài da cũng thấy đau.

Lâu ngày sẽ làm cho bạn gặp khó khăn trong việc vận động vùng cổ, gáy. Chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay ra phía sau, những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng gáy cổ đau nhức.
Những triệu chứng phổ biến nhất của đau đầu sau gáy:
- Đau xương khớp, cứng cơ, đau ở cổ và vùng xung quanh.
- Đau khi xoay cổ.
- Hạn chế cử động vai và cánh tay.
- Cơn đau lan xuống vai hoặc ra trước cổ.
- Ngứa ran và tê ở tay và ngón tay hoặc nóng rát, lực cơ tay yếu đi gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
- Nhức đầu, đau nửa đầu sau gáy bên trái hoặc phải.
- Huyết áp tăng.
- Đau ngực, tức ngực kèm đổ mồ hôi.
- Cứng cổ khi ngủ dậy.
- Đau nhức đầu vùng chẩm.
- Tay chân bị tê liệt.
- Đột quỵ có thể xảy ra khi đau đột ngột ở gáy, cánh tay, giọng nói không rõ ràng.
Chứng đau sau gáy thường đi kèm với những dấu hiệu:
- Đau đầu kéo dài với cường độ khác nhau.
- Có cảm giác buồn nôn, sợ ánh nắng, tiếng động mạnh.
- Nặng hơn là xuất hiện những cơn đau giật.
- Người bệnh rất dễ mệt mỏi và sinh ra cáu gắt.
Dấu hiệu đau sau gáy nguy hiểm:
- Đau kéo dài nhiều ngày mà tình trạng không cải thiện hoặc xấu đi.
- Đau dữ dội sau gáy, cứng khớp, ói mửa
- Sốt cao, không có khả năng cử động cổ, sợ hãi ánh sáng hoặc tiếng ồn.
- Đau đầu và đau sau gáy dữ dội.
- Cánh tay, bàn tay yếu, tê đột ngột, run tay và mất cảm giác ở tay.
Nguyên nhân
Các triệu chứng đau say gáy thường xuất hiện do mắc phải những bệnh lý xương khớp, căng cơ khi làm việc quá sức hoặc cũng có thể do nhiễm lạnh gây ra.
Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm

- Các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau sau gáy bên trái, cơn đau lan xuống bả vai, 2 bên cánh tay và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của 2 chứng bệnh trên đó là những cơn đau nhức nửa đầu, đau cổ gáy bên trái, bên phải hoặc toàn bộ vùng đầu. Thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm để lâu sẽ khiến khớp bị thoái hóa, dây thần kinh bị chèn ép tác động đến khả năng vận chuyển máu lên não. Từ đó người bệnh bị đau nửa đầu trái sau gáy, cứng tay, đau nhức cánh tay…
- Thời gian đầu bị bệnh, bạn chỉ thấy đau nhức âm ỉ rồi biến mất, phải 1 – 2 tháng sau biểu hiện đau mới quay lại. Tuy nhiên cần thăm khám sớm nhất để có phác đồ chữa trị thích hợp, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh lý xương khớp trên gây ra.
Đau nửa đầu sau gáy do chấn thương vùng cổ
Chúng ta đều biết rằng, các đốt sống tại cổ có vai trò quan trọng đối với sự vận động cũng như sự sống của con người. Đây là vùng nâng đỡ toàn bộ hệ thống não bộ cũng như có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ tim đến não. Vì vậy, nếu đốt sống cổ bị tổn thương sẽ tác động không tốt đến sức khỏe.

Cụ thể, người bệnh sẽ thấy đau nhức tại một bên cổ, cơn đau sau gáy bên trái xuất hiện liên tục. Vấn đề thiếu máu lên não gây đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt và cơ thể luôn mỏi mệt, khó chịu.
Hiện tượng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái tê bì vai gáy, cánh tay khó cử động, quá trình hoạt động toàn thân bị rối loạn. Tình trạng đau nửa đầu sau gáy kéo dài làm cho bệnh nhân thấy phiền phức, có thể bị trầm cảm hoặc stress.
Bệnh đau thần kinh tọa gây đau đầu sau gáy
Đau vai gáy , đau đầu sau gáy xuất hiện do một căn bệnh xương khớp khá phổ biến đó là đau thần kinh tọa. Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau ở cổ xuất hiện liên tục, tuy nhiên chúng chỉ tức thì rồi biến mất ngay.
Vì vậy bệnh nhân thường tìm đến những loại thuốc giảm đau liều mạnh để nhanh chóng xua tan cảm giác đau nhức mà không hề đến phòng khám thăm khám cụ thể tình trạng bệnh lý bản thân. Điều này là nguyên nhân khiến khá nhiều người phải hối hận khi phát hiện đau thần kinh tọa đã ở giai đoạn nặng, khó có thể điều trị dứt điểm.
Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh lớn nhất cơ thể bị tổn thương, chèn ép tủy sống gây ra cơn đau đớn bất thường từ cổ đến lưng rồi xuống 2 chân. Đau gáy trái chỉ là biểu hiện đầu tiên khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Đến ngay bệnh viện thực hiện chụp X quang, CT để được chẩn đoán bệnh tình cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, nhanh chóng thoát khỏi đau đớn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau đầu sau gáy
- Tư thế đi, đứng, ngồi, nằm sai cách: Tư thế ngồi mà phần cổ đầu hướng lên phía trước. Ngủ trong một tư thế không thoải mái, sử dụng gối quá cao,… Bạn cũng cần chú ý tư thế khi nâng vật nặng, không mang vật nặng trên đầu.
- Thường xuyên bị căng cơ: Vùng cơ bắp ở cổ, sau gáy khi bị căng quá mức vì thực hiện các hoạt động kéo hoặc đẩy trong lúc chơi thể thao có thể gây đau sau gáy. Cơ mặt, vai, lưng trên bị căng ra khiến cổ phải làm việc nhiều hơn và gây đau cổ.
- Chấn thương: Đây là một nguyên nhân phổ biến, tai nạn giao thông, vấp ngã, chấn thương khi chơi thể thao,…
- Chấn thương ở vai, cánh tay, lưng trên, gãy xương quanh vùng cổ.
- Chấn thương khớp hàm, khi nhổ răng hay điều trị tai có thể làm căng cổ.
- Thoái hóa xương xảy ra ở đốt sống cổ dẫn tới viêm xương khớp, có liên quan tới lão hóa làm hao mòn các khớp đốt sống. Viêm cột sống dính khớp ở cổ gây đau cổ và cứng khớp. Thoái hóa xương hàm gây đau sau gáy khi cử động hàm, lúc ăn uống hoặc nói chuyện.
- Tình trạng viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, rối loạn mô liên kết khác khi các cơ và mô của cổ bị tổn thương.
- Đau cơ xơ hóa: tình trạng gây đau ở các điểm kích hoạt trong cơ thể, có thể gây ra đau ở phía sau cổ.
- Nhức đầu, chứng đau nửa đầu do căng thẳng, cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau cổ, căng cơ cổ.
Chẩn đoán
Dựa vào nguyên nhân gây đau đầu sau gáy đối với từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu: để phát hiện tính trạng nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hoặc viêm.
- Chụp X-quang: giúp kiểm tra gãy xương hoặc các bất thường ở cổ và hộp sọ.
- Chụp CT ở não và xương cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện chấn thương mô ở cổ, các khối u tăng trưởng, rối loạn thần kinh.
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng đau sau gáy. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp các bác sĩ lập phác đồ điều trị thích hợp.
Cách chữa trị đau sau gáy
Y học hiện đại can thiệp chữa đau sau gáy với rất nhiều phương pháp, cụ thể như thuốc Tây, thuốc Nam hoặc các bài tập hỗ trợ. Nếu áp dụng đúng người, đúng bệnh thì hiệu quả đem lại là không hề nhỏ bé.
Thuốc Tây
Triệu chứng đau sau gáy làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh, do đó thuốc Tây là giải pháp tức thời giúp giảm đau nhanh chóng.
Thuốc Nam
Đông y cho rằng, triệu chứng đau sau gáy là do tạng can thận bị hư, khí huyết không lưu thông ảnh hưởng đến cốt tủy cộng thêm các yếu tố bên ngoài (Phong – Hàn – Tà – Thấp) xâm nhập gây tổn thương xương khớp.
Theo đó, các loại thảo dược được chọn cần có tính cay ấm, đảm bảo sự vận hành khí huyết diễn ra bình thường. Người bệnh đau đầu sau gáy có thể sử dụng các bài thuốc uống như: ngải cứu giã nát trộn mật ong, mật ong trộn bột quế, lá chìa vôi đun nước… hoặc các bài thuốc đắp: xương rồng ngâm dấm, rượu ngâm lá lốt… cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Bài tập
Việc thường xuyên thực hiện các bài tập sẽ giúp các khối cơ vùng cổ và vai gáy chắc khỏe, thư giãn, tạo điều kiện cho máu huyết lưu thông, góp phần đẩy lùi cơn đau đầu sau gáy.
Một số tư thế người bệnh có thể áp dụng: con mèo, con bò, nhân sư, luồn kim… kết hợp cùng các bài tập kéo giãn cơ cổ, xoay cổ…
Phòng tránh đau sau gáy
Để khắc phục tình trạng đau sau gáy, đau nửa đầu sau gáy bạn có thể dùng những loại thuốc đặc trị để có thể giảm đau nhanh và ngăn chặn được triệu chứng khi mới bắt đầu.

- Đừng nên quá lo lắng. Hãy luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, sảng khoái.
- Khi làm việc phải đúng tư thế, ngồi máy tính thì nên giữ thẳng lưng và cổ. Làm việc trong thời gian dài cần phải đổi tư thế, và vận động nhẹ nhàng.
- Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng bằng dầu nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau rất tốt.
- Khi nằm ngủ không nên kê gối quá cao, tốt nhất là nằm nghiêng về một bên và có một gối ôm để bên cạnh.
- Khi cổ và vai bị đau nhiều với tần suất tăng dần thì có thể sử dụng phương pháp đông y là châm cứu, bấm huyệt sẽ đem lại tác dụng rất tốt.
Bài thuốc An Cốt Nam chữa đau đầu sau gáy do bệnh xương khớp
Đau sau gáy có mối liên hệ mật thiết với các bệnh xương khớp. Nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng đau sau gáy kèm đau cổ, đau lan xuống vai, cánh tay, chẩm đầu thì khả năng bạn bị thoái hóa, thoát vị, chấn thương cổ là rất cao. Lúc này, bệnh nhân nên sử dụng An Cốt Nam – một bài thuốc được giới thiệu trên sóng truyền hình VTV2 với cơ chế hoạt động rất phù hợp cho người đau sau gáy.
Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Viện 108) dành nhiều lời khen An Cốt Nam. Ông nhận định, An Cốt Nam là một trong số ít những sản phẩm Đông y dứt điểm chứng đau đầu sau gáy chỉ sau 1 liệu trình.
An Cốt Nam là tổng hòa của các loại thảo dược (Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Trư Lũng Thảo…) có trong phác đồ KIỀNG 3 CHÂN, bao gồm “Trong uống, ngoài dán kết hợp vật lý trị liệu”.
- Thuốc uống: Hoạt huyết, đả thông kinh mạch, bài trừ khí hư và bồi bổ dinh dưỡng cho sụn khớp, bài trừ khí hư và bồi bổ dinh dưỡng cho sụn khớp, ngăn ngừa tái phát.
- Cao dán: Giảm đau ngay sau 10 phút dán, giúp dứt điểm cơn đau cấp mà không cần sử dụng thuốc tây.
- Bài tập và vật lý trị liệu: Bệnh nhân được tặng 1 bộ tài liệu bài tập dành riêng cho vùng cổ vai gáy, đồng thời MIỄN PHÍ 3 buổi vật lý trị liệu chuyên sâu, giúp tăng sự dẻo dai xương khớp, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Trong buổi tọa đàm, bác sĩ Toàn đánh giá cao An Cốt Nam khi có sự gia giảm của thành phần Bí Kỳ Nam – loại thảo dược kinh điển đặc trị đau đầu sau gáy và các bệnh xương khớp, được gia giảm và bào chế với tỷ lệ cố định, không thể tiết lộ.
Nhờ những ưu điểm trên, sau 7 năm, An Cốt Nam đã chữa đau đầu sau gáy nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung dứt điểm cho hàng ngàn bệnh nhân, không tái phát dù đã ngưng sử dụng thuốc.
Hàng ngàn người đã vĩnh biệt đau sau gáy nhờ An Cốt Nam!
Hãy là người kế tiếp!
Kết Luận
Hy vọng những thông tin hữu ích bên trên đã giúp các bạn có thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh các triệu chứng liên quan đến đau sau gáy.
Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Theo: thoatvidiadem.net