Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy có thể do nhiều khớp bị căng cứng làm bạn khó chịu. Tình trạng này sẽ gây những xáo trộn trong giờ giấc sinh hoạt và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng tìm hiểu về tình trạng bệnh để có những nhận thức và phương pháp điều trị đúng đắn nhé.
Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy là bệnh gì?
Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy là dấu hiệu của một số loại bệnh lý sau mà bạn cần biết:
- Bong gân mắt cá chân: Xảy ra sau một cú ngã, chấn thương thể thao. Thường thì sau khi được xoa dịu, vùng cổ chân vẫn sẽ bị đau khi chúng ta ngủ dậy, hoạt động mạnh…
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Cổ chân chứa rất nhiều khớp quan trọng, nếu như khớp bị tổn thương sẽ khiến cho máu không được lưu thông. Các chất dinh dưỡng sẽ không được chuyển hoá vào cơ thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, làm cho mắt cá chân bị đau. Tình trạng này hay xảy ra vào đêm và sáng sớm thức dậy, bạn nên lưu ý.
- Bệnh gút: Đối với những người thích nạp nhiều protein từ hải sản, thịt,…sẽ rất dễ mắc bệnh này. Nguyên lý mắc bệnh là do lượng acid uric tồn đọng quá nhiều trong cơ thể, tập trung ở các khớp sẽ gây ra những cơn đau, có thể phù nặng đến mức không đi được.

- Gãy xương: Nếu bạn bị gãy xương làm cho các sụn hư hỏng. Bạn sẽ đau đớn, bầm máu ở cổ chân, không thể đi đứng bình thường. Mỗi sáng thức dậy sẽ là giai đoạn khủng hoảng vì đau và tê chân.
- Bệnh viêm gân cổ chân: Bệnh này gây ra do tập luyện thể thao quá sức hay có những tác động từ bên ngoài. Nếu mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ phải đối diện với những cơn đau ở cổ chân rất dữ dội, đau từng cơn và tập trung khi thức dậy vào sáng sớm hoặc có những tác động rõ ràng.
- Viêm khớp cũng là một trong những bệnh làm đau cổ chân. Trong các loại viêm, bệnh thoái hoá dạng khớp là tình trạng phổ biến nhất – khi khớp bị mòn và rách đem lại những cơn đau đớn cho người bệnh.
Đau khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Đau khớp cổ chân có thể do một hoặc nhiều bệnh lý về xương khớp cộng dồn gây ra.
Những cơn đau khớp còn làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và cuộc sống của bạn.
Vì vậy, đau khớp cổ chân được coi là một tình trạng nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng: Mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau: nhẹ có, nặng có, đau đến mức tê liệt cũng có.
Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan.
Khi thường xuyên bị đau khớp cổ chân, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng để chấn thương kéo dài lâu ngày gây mất khả năng vận động, viêm nhiễm cổ chân, thậm chí liệt chi dưới hoàn toàn.
Cách giảm đau khớp cổ chân
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh để có những phương pháp điều trị phù hợp:
Sử dụng thuốc Tây
Có 2 loại thuốc chính được kê trong trường hợp này là thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như Ibuprofen.
Dùng phương pháp RICE
RICE là phương pháp bao gồm nhiều hoạt động cơ bản để làm giảm đau khớp cổ chân hoặc đau gót chân:
- Khi bị đau khớp, bạn nên nghỉ ngơi và không đi lại nhiều, không chịu các tác động lực. Trong trường hợp bạn phải di chuyển, bạn nên dùng nạng hoặc gậy hỗ trợ.
- Chườm đá viên là cách hữu hiệu để giảm viêm sưng cho bạn: Mỗi lần thực hiện trong vòng 15 – 20 phút, thời gian mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 giờ. Bạn cứ làm liên tục trong vòng 48h khi thấy hiện tượng đau khớp cổ chân khi ngủ dậy. Bạn hãy làm cho đến khi giảm hẳn sưng đau.
- Bạn có thể dùng băng đàn hồi để ép nén sẽ giúp làm giảm viêm, giảm sưng đau.
- Bạn có thể áp dụng phương pháp nâng cao cổ chân hơn tim để làm tăng lượng bạch huyết và giúp máy chảy về tim.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Nhờ xoa bóp bấm huyệt sẽ làm giảm viêm, giảm đau, tăng sự đàn hồi, sự dẻo dai cho các cơ, gân quanh khớp cổ chân.
Phẫu thuật
Nếu như việc đau khớp cổ chân do các bệnh lý gây ra mà các biện pháp điều trị trên đây không đáp ứng được thì bạn cần đi khám chữa tại bệnh viện và có khả năng cần làm phẫu thuật để điều trị.
Sử dụng các bài tập bổ trợ và bổ sung thực phẩm cần thiết
Khi bệnh đau khớp cổ chân đã được khống chế, bạn nên áp dụng các bài tập luyện cho cổ chân nhằm tăng độ linh hoạt và dẻo dai hơn, làm cho biên độ cử động trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
Bạn có thể tập các bài xoay tròn nhẹ nhàng cho bàn chân thích nghi dần dần. Chăm chỉ sẽ giúp việc đau khớp chân không tái phát. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cân nặng của mình ở mức hợp lý để không tăng áp lực do trọng lượng cơ thể lên các cơ khớp.
Chăm sóc chế độ ăn cho mình bằng các bổ sung những loại thực phẩm nhiều canxi, vitamin D, B12, các loại axit béo Omega 3. Lưu ý không dùng các loại rượu bia, chất kích thích như thuốc lá,… Không mang dép cao gót nhiều khi đang điều trị và cả thời gian sau này.
Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến xương khớp, vì vậy bạn không nên xem nhẹ. Hãy chủ động thăm khám, chữa trị và có những thay đổi hợp lý để có xương khớp khỏe mạnh hơn.