Triệu chứng đau khớp chân không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà hiện nay còn phổ biến với cả những người trẻ tuổi và người ít vận động. Không cập nhật những thông tin và chủ quan với triệu chứng bệnh là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ bệnh ngày một gia tăng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất về đau khớp chân, giúp bạn đọc hiểu rõ về triệu chứng này.
Đau khớp chân là gì?
Khớp cổ chân là bộ phận phải chịu một áp lực lớn, gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, những hoạt động hàng ngày như: chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh ở chân đều có khả năng làm tổn thương khớp cổ chân, khớp bàn chân và khớp chân, gây viêm sưng và nguy hiểm hơn là mất khả năng đi lại.
Hiện tượng đau khớp chân có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở những người trung niên, cao tuổi. Cơn đau ban đầu gây khó chịu ở mắt cá chân dần dần tiến triển xấu hơn và lây lan ra cổ chân, bàn chân và toàn bộ chân. Hậu quả là làm hạn chế các chuyển động, đi lại khập khiễng, nặng hơn khiến cho người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ sự hỗ trợ của xe lăn.
Đau khớp chân hay đau khớp bàn chân không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh càng tiến triển thì càng gây ra những hệ lụy không tốt đến sức khỏe con người. Cụ thể:
- Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu bởi những cơn đau khớp chân, bàn chân có hiện tượng sưng đỏ. Khi ấn vào mắt cá chân, vùng xung quanh khớp cổ chân sẽ cảm thấy đau, nhất là khi cử động, di chuyển sẽ thấy đau nhiều hơn làm hạn chế vận động.
- Cơn đau khớp chân tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Sụn khớp dần bị thoái hóa, hai đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động. Sau đó, tại khớp chân sẽ hình thành các gai xương, các gai này sẽ va chạm với vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức.
- Các cơn đau khớp chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế hoạt động của khớp cổ chân như đi lại, chạy nhảy. Hiện tượng này kéo dài thời gian có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp,mất dần khả năng vận động, gây tàn phế.
Bởi vậy, nhận biết sớm nguyên nhân đau khớp chân sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa với biến chứng từ căn bệnh này.
Nguyên nhân gây đau khớp chân phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau khớp chân hiện nay. Căn cứ vào nguyên nhân chính xác, người bệnh sẽ biết cách điều trị hợp lý, đề phòng biến chứng do bệnh gây ra. Các bác sĩ đã nghiên cứu và tổng hợp nguyên nhân phổ biến đau khớp bàn chân như sau:
- Chấn thương: Những chấn thương vùng xương khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp và là nguyên nhân gây ra đau khớp chân.
- Lối sống: Do thói quen lười vận động khiến cho dịch và sụn khớp không được điều tiết, khả năng thích ứng với những thay đổi liên tục trong quá trình vận động kém dần dẫn tới đau khớp cổ chân.
- Cân nặng: Thừa cân, béo phì tạo ra áp lực lớn đến khớp cổ chân và dẫn đến đau khớp chân.
- Bệnh Gout: Bệnh gout xảy ra do các khối axit uric lắng đọng tại các khớp xương như mắt cá, bàn chân, đầu gối, gây đau và viêm. Do đó, đau khớp cổ chân có thể xảy ra do nguyên nhân bệnh lý này.
- Căng thẳng: Những căng thẳng, stress kéo dài góp phần làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể mất cân bằng và dễ gây đau khớp chân.
Triệu chứng bệnh đau khớp chân điển hình
Những triệu chứng của đau khớp chân thường biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây, người bệnh có thể xác định tình trạng bệnh của mình để kịp thời thăm khám và điều trị:
- Cảm giác đau nhức do đau khớp chân: Biểu hiện đầu tiên của đau khớp chân là các cơn đau cấp. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi người bệnh lao động, chơi thể thao, đi lại chạy nhảy nhiều,… Cơn đau khớp bàn chân xuất hiện đột ngột khiến người bệnh bị bất ngờ, khó chịu.
- Đau khớp cổ chân gây sưng tấy: Kèm với các cơn đau nhức thì cổ chân, bàn chân còn bị sưng, tấy đỏ, chạm vào có cảm giác nóng ấm. Hiện tượng này còn có thể lan sang ảnh hưởng cả phần mắt cá chân và toàn bộ cẳng chân nếu không được điều trị sớm.
- Phát ra tiếng kêu khi di chuyển: Bệnh đau khớp cổ chân khiến cổ chân người bệnh phát ra các tiếng lạo xạo, lắc rắc khi di chuyển. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển được một thời gian dài mà không được điều trị dứt điểm.
- Cứng khớp vào buổi sáng: Dấu hiệu bị cứng khớp vào buổi sáng là triệu chứng đau khớp chân điển hình. Triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi người bệnh nghỉ ngơi và tái phát vào buổi sáng hôm sau.
- Bên cạnh đó, người bệnh đau khớp chân còn có thể gặp phải những dấu hiệu như: thường xuyên bị sốt, toàn thân có cảm giác ớn lạnh, khó chịu, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn vận động nhiều…. Đây cũng là những triệu chứng đau khớp cổ chân người bệnh cần đề phòng.
- Cảm giác chán ăn, dẫn đến cơ thể suy nhược và cơ thể sút cân rất nhanh cũng là triệu chứng đau khớp chân thường gặp ở nhiều đối tượng.
Cách điều trị đau khớp chân hiệu quả
Để điều trị dứt điểm các cơn đau khớp chân cấp thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây y. Tác dụng tốt nhất của thuốc tây y đó là giảm nhanh triệu chứng bệnh, chống lây lan và viêm nhiễm hiệu quả.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đau khớp chân sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giúp giãn cơ bắp…. Một số trường hợp viêm khớp cổ chân bị đau nặng hơn thì sẽ được chỉ định tiêm thuốc corticoid ngay tại chỗ. Tuy nhiên, những biện pháp này cần được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
An Cốt Nam – Bài thuốc chữa đau khớp chân toàn diện
Với nguyên tắc “Nội ứng – Ngoại hợp”, các liệu pháp trong phác đồ điều trị An Cốt Nam gồm thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng đau khớp chân triệt để, đồng thời giải dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, phục hồi tổn thương sụn khớp.
Bài thuốc An Cốt Nam hay ở chỗ biết chắt lọc tinh hoa từ hai bài thuốc cổ phương nổi tiếng là “Độc hoạt tang sinh ký” và “Quyên tý thang”, đồng thời gia giảm thêm một số vị thảo dược như Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo,… để gia tăng thêm hiệu quả điều trị đau khớp chân.
Không giống như các bài thuốc đông y khác ở dạng “viên, hoàn, đơn, tán, bột”, An Cốt Nam được bào chế ở dạng sắc sẵn, thảo dược sau khi được sơ chế sẽ đem đi nấu trong nồi cao áp. Trải qua 48h, 9 lần chắt nước cốt rồi mới đem cô lại thành dạng cao lỏng, đóng gói trong điều kiện vô trùng. Khi sử dụng người bệnh chỉ cần pha với nước ấm, cao sẽ tan ra nhanh chóng, rất tiện lợi và nhanh chóng.
Một lộ trình chữa đau khớp chân của An Cốt Nam sẽ bao gồm 10 ngày dùng thuốc đồng thời bệnh nhân sẽ được hỗ trợ cao dán giảm đau và đĩa VCD hướng dẫn bài tập chuyên biệt (Cho bệnh nhân ở xa) và vật lý trị liệu (Cho bệnh nhân ở gần).
Thông thường khi sử dụng bài thuốc An Cốt Nam, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng lên hoặc giảm đi do hiện tượng công thuốc. Từ ngày 10-20 ngày trở đi, tình trạng đau cứng khớp, sưng khớp gần như biến mất hoàn toàn. Kết thúc 2-3 liệu trình cũng là lúc sụn khớp gối được phục hồi, mọi hoạt động trở lại bình thường.

Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, năm 2018 An Cốt Nam đã vinh dự được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Ông khẳng định, An Cốt Nam sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân đau khớp chân.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0903.876.437
Thoát cơn đau khớp chân chỉ sau 30 ngày!
Liên hệ ngay!
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ về bệnh đau khớp chân giúp bạn đọc nắm được. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh đau khớp bàn chân và những biến chứng do bệnh gây ra. Chúc bạn đọc luôn khỏe!
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị