Đau đầu gối ở người trẻ là triệu chứng có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bị đau đầu gối trái, đau đầu gối phải báo hiệu cơ thể bạn đang đối mặt với các căn bệnh lý về xương khớp. Vậy đau đầu gối là gì, triệu chứng và cách chữa như thế nào sẽ được giải đáp ngay bài viết dưới đây.
Đau đầu gối là gì?
Đầu gối là bộ phận đảm nhận chức năng nâng đỡ cơ thể, cho phép con người đi lại dễ dàng hơn. Đau đầu gối ở người trẻ là cơn đau chấn thương do sụn rách, dây chằng đứt đôi khi là do viêm khớp hay nhiễm trùng gây nên. Ngoài ra, bị đau đầu gối còn có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau như người già, người lao động nặng….
Triệu chứng đau đầu gối ở người trẻ có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh như:
- Chấn thương khớp gối: Khớp gối được xem là bộ phận rất nhạy cảm với mọi loại chấn thương. Thường chỉ một chấn thương nhỏ cũng dễ gây ra đau đầu gối ở người trẻ.
- Viêm khớp gối: Nếu thấy đau đầu gối kèm theo các triệu chứng sưng, tấy đỏ thì nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau đầu gối trái, đau đầu gối phải.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm ở trong của bao khớp, nó đảm nhiệm chức năng tiết ra lượng dịch để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao hoạt dịch viêm sẽ gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp đầu gối.
- Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè là bộ phận đảm nhận chức năng quan trọng trong hoạt động của đôi chân. Viêm gân bánh chè thường xảy ra khi có các tổn thương bị ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè gây nên các tổn thương ảnh hưởng tới phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển gây nên tình trạng đau đầu gối ở người trẻ.
- Tổn thương tại khớp gối sẽ gây nên các cơn đau đầu gối: triệu chứng đau đầu gối ở người trẻ còn có thể là biểu hiện của các tổn thương: Đau đầu gối do sụn hoặc xương bị vỡ, đau đầu gối do trật xương bánh chè, đau đầu gối thường xuyên do mắc bệnh gout….
Các nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến
Xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ giúp bệnh nhân chủ động phòng ngừa và điều trị:
- Chấn thương: Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng.
- Bong gân: là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại… gây ra đau đầu gối ở người trẻ.
- Tổn thương dây chằng: là một chấn thương thường gặp trong các hoạt động mạnh. Tổn thương dẫn đến cơn đau đầu gối, sưng nề, hạn chế vận động gối.
- Tổn thương sụn chêm: Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối.
- Gãy xương: Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.
- Trật khớp: Đây là hiện tượng đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi gây ra đau đầu gối ở người trẻ.
- Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau đầu gối ở người trẻ.
Triệu chứng đau đầu gối
Nhận biết sớm triệu chứng đau đầu gối ở người trẻ giúp người bệnh chủ động điều trị, đề phòng những biến chứng có thể xảy đến:
- Căng cứng đầu gối: Sụn mòn và rách là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Thêm vào đó, trường hợp căng cứng đầu gối được các bác sĩ đánh giá rằng khá nghiêm trọng và cần can thiệp phẫu thuật để chữa trị.
- Sưng đầu gối: Sưng khớp gối xuất hiện sau chấn thương là dấu hiệu cho thấy gối đang tổn thương nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng như: trật khớp xương bánh chè, mòn sụn, mòn sụn giữa… Trong một số trường hợp, sưng thật ra lại là hiện tượng chảy máu nhưng khi máu ngừng chảy thì vẫn gây ra đau đầu gối ở người trẻ.
- Gặp khó khăn khi di chuyển: Nếu cảm thấy đau đớn khi đi bộ hay lúc đặt vật nặng lên gối thì bạn đang bị đau đầu gối bên trái, đau đầu gối bên phải nghiêm trọng. Hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
- Nghe tiếng gãy nứt trong gối: Khi khuỵu gối, nếu nghe tiếng gãy nứt thì đó là dấu hiệu cảnh báo sụn trước của bạn bị mòn. Tuy nhiên, khi âm thanh gãy nứt to hơn, có thể đầu gối của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng.
- Khuỵu gối: Nếu trong lúc chơi thể thao bạn cảm thấy đầu gối bị cong khi nhảy hay chuyển hướng nhanh thì có thể bạn đang gặp chấn thương dây chằng. Những chấn thương này sẽ ảnh hưởng đến sụn trước, sụn giữa, sụn sau.
- Yếu ở đầu gối: Có rất nhiều nguyên nhân gây yếu gối bao gồm trật khớp xương bánh chè, mòn gân xương bánh chè và mòn bắp đùi trước. Chấn thương gân xương bánh chè và bắp đùi trước gây ra đau đầu gối ở người trẻ.
Bị đau đầu gối chữa bằng cách nào?
Hiện nay, chữa đau đầu gối bằng các bài thuốc sử dụng nguyên liệu vườn nhà đang được áp dụng rộng rãi. Một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng như:
- Lá đu đủ + muối hột: Chữa đau đầu gối ở người trẻ bằng lá đu đủ và muối hột rất đơn giản. Bạn chỉ cần đem muối hột đem rang lên rồi cho chúng vào mảnh vải sạch túm lại. Tiếp đến sử dụng lá đu đủ tươi rồi lót lên khớp gối vùng bị đau, sưng. Sau đó đặt miếng vải có bọc muối hột đã rang đắp lên trên.
- Phèn chua + nghệ tươi: giã nát sau đó đem bọc miếng vải sạch để bó toàn bộ hỗn hợp này đắp vào vị trí đầu gối bị sưng đau.
Như vậy, những thông tin của bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về triệu chứng đau đầu gối ở người trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc nhận biết sớm dấu hiệu và đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.
Theo : thoatvidiadem.net