Hội chứng đại tràng kích thích hay hội chứng ruột kích thích được coi là một bệnh lý lành tính không có quá nhiều nguy hiểm nhưng lại mang đến cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh rất nhiều khó chịu. Vậy hội chứng đại tràng kích thích là gì? Có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này được không?
Hội chứng đại tràng kích thích là gì?
Hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng co thắt, đại tràng chức năng,… trên thực tế đều là một. Bệnh lý này là tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống đường tiêu hóa thường kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy, táo bón.

Những người mắc chứng bệnh này sẽ làm cho nhu động ruột co thắt diễn ra bất thường. Lúc co thắt quá mức sẽ làm người bệnh bị tiêu chảy, co thắt chậm hoặc co thắt hạn chế sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Theo thống kê của một số nghiên cứu chuyên khoa, đại tràng kích thích xuất hiện khá phổ biến ở độ tuổi từ 40-60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn 3 lần đến 3 lần so với nam giới trong độ tuổi này.
Hiện nay, với những tiến bộ về y học nhưng tác nhân chính gây ra hội chứng đại tràng kích thích vẫn chưa được tìm ra rõ ràng. Bệnh được xác định chủ yếu là do những lý do về tâm lý, ăn uống không lành mạnh, ruột bị nhiễm trùng,..
Triệu chứng đại tràng kích thích dễ nhận biết nhất
Người bệnh mắc phải hội chứng đại tràng kích thích sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng, vị trí đau không cố định. Thỉnh thoảng, ở vị trí đau có thể dễ dàng sờ những cục rắn nổi lên.
- Tình trạng tiêu chảy và táo bón, có thể xuất hiện cả hai tình trạng cùng 1 lúc. Khi đi ngoài sẽ có cảm giác phân không hết và muốn đi tiếp. Phân không thành khuôn và có có màu đen, phân không lẫn với máu.
- Đầy hơi, chứng bụng. Nhất là sau khi ăn.
- Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, ợ chua, ợ hơi.
Nếu người bệnh còn bắt gặp các triệu chứng không có trong nhóm ở trên thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc điều trị hội chứng đại tràng kích thích
Sử dụng thuốc Tây để điều trị đại tràng kích thích
Hiện nay, để điều trị hội chứng đại tràng kích thích, người bệnh trước hết cần phải cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng nổi bật của người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ dẫn và chỉ định người bệnh nên sử dụng loại thuốc nào.
Các loại thuốc hay được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
- Kháng sinh Rifaximin.
- Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.
- Thuốc điều trị tình trạng táo bón tạo khối: Igol, Equate, Forlax, Sorbitol, Lactulose, Normacol, Magie Sulfat,…
- Thuốc kích thích khả năng bài tiết ở ruột:: Bisacodyl, Picosulfat,….
- Thuốc chống co thắt và điều trị tình trạng đau bụng: Sapsmaverin, Atropin, Buscopan. Meteospasmyl, Duspatalin,…
- Thuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron.
- Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,…
- Thuốc chống trầm cảm
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý không được lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc trị táo bón trong thời gian dài.
Điều trị đại tràng kích thích bằng thảo dược có nguồn gốc Đông y
Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị đại tràng kích thích có thể sẽ mang lại hiệu quả cực nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ hoặc sử dụng lâu dài sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng những bài thuốc Đông y với những thảo dược có nguồn gốc xuất sứ từ thiên nhiên. Các bài thuốc này sẽ không gây ra tác dụng phụ hay không hề có bất kì tác động xấu nào đến cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu quả do phương pháp này mang lại thì không được nhanh chóng nên yêu cầu người bệnh phải kiên trì sử dụng.
Người bệnh bị đại tràng kích thích kiêng ăn gì?
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý luôn là điều cực kỳ quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Chính vì thế, người mắc đại tràng kích thích cần kiêng cữ một vài loại thực phẩm sau để không làm cho bệnh không nặng thêm và quá trình điều trị được nhanh chóng hơn:
- Các loại thực phẩm sống như gỏi cá, tiết canh động vật, rau sống/
- Các loại thực phẩm muối xổi như cà muối, dưa chua muối.
- Các loại đồ ăn cay.
- Thực phẩm được chế biến sẵn, các món ăn có quá nhiều dầu mỡ như gà chiến, rau xào, thịt rán,…

- Thực phẩm giàu chất béo từ động vật.
- Các loại đậu, bắp cải, hành, cải xanh.
- Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê, bia,…
- Các loại đồ ăn, thức uống được chế biến từ sữa.
- Hoa quả, trái cây khô.
Vừa rồi là những thông tin về hội chứng đại tràng kích thích. Mong rằng, quý độc giả đã có cho mình những kiến thức bổ ích về tình trạng này. Ngoài ra, quý độc giả cũng nên đi khám định kỳ để bảo đảm sức khỏe. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.