Trong cơ thể người có tất cả bao nhiêu chiếc xương sườn là thắc mắc chung của rất nhiều các em học sinh hay những người quan tâm tới sức khỏe muốn tìm hiểu về cơ thể người. Để bảo vệ sức khỏe của bạn thì việc bổ sung những kiến thức cần thiết về cấu tạo và chức năng các bộ phận trên cơ thể người là điều vô cùng cần thiết.

Tổng quan về các xương nằm trong một cơ thể con người
Một người bình thường khi tới độ tuổi trưởng thành sẽ có 206 chiếc xương khác nhau. Tuy nhiên chúng đều được liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống được sắp xếp rất khoa học và thông minh. Khung xương trong cơ thể người đã được cải thiện tối ưu qua hàng triệu năm để nhằm mục đích thích nghi hơn với môi trường sống xung quanh.
Thực chất từ lúc mới sinh ra, trong cơ thể người có tới hơn 300 chiếc xương không giống nhau với những hình hài chưa thực sự rõ ràng nhưng được tách biệt với nhau. Theo thời gian lớn lên, cơ thể dần trưởng thành hơn và một xương có vị trí gần nhau, có cùng chung đặc điểm và chức năng sẽ hợp thành lại làm một. Tới độ tuổi trưởng thành thì số lượng xương tách biệt nhau chỉ còn lại khoảng 2/3 so với khi mới sinh ra.
Trong cơ thể người có bao nhiêu chiếc xương sườn
Có thể nhiều người không biết: số lượng xương sườn của mọi người có thể khác nhau. Thông thường một người trưởng thành sẽ có 24 chiếc xương sườn, một số ít người có 25 cái. Sở dĩ có người thừa ra thêm một chiếc xương sườn nữa bởi vì trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương. Chiếc xương sườn số 25 này còn hay được người ta gọi là xương sườn cổ hoặc xương sườn phụ.
Tuy nhiên, chính việc có thêm một cái xương nữa không đồng nghĩa là sức khỏe hay thể trạng cơ thể tốt hơn, mà ngược lại chiếc xương phụ này có thể gây chèn ép vào các mạch máu, dây thần kinh hoặc dây chằng quanh khớp xung quanh bị trí mà nó mọc. Cho dù kích thước và hình dáng của nó có to nhỏ khác nhau nhưng đa phần đều gây ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến cơ thể. Nó có thể gây ra hội chứng tắc nghẽn tại ổ cắm ngực và xuất hiện một số triệu chứng như: cơn đau dữ dội tại cổ, vai, mất cảm giác tay, chân, có thể xảy ra hiện tượng đông máu hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.
Xương sườn đóng vai trò giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ lồng ngực, các cơ quan nội tạng quanh nó. Đây là một bộ phận xương không thể thiếu để con người tồn tại. Nếu như xương sườn bị tổn thương gãy, viêm hoặc mắc một số căn bệnh liên quan khác thì sẽ rất phức tạp trong việc điều trị và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xương sườn là cố định, con người không thể trực tiếp điều khiển xương sườn trong cơ thể mình mà cần phải thông qua một số cơ bắp cùng với các dây thần kinh. Phổi khi hít thở cũng sẽ làm xương sườn chuyển động theo.
Mọi người thường cho rằng não bộ chỉ định xương sườn hoạt động, đồng thời khiến cho phần cơ thịt di chuyển theo. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học thì lại chứng minh điều ngược lại. Não bộ thông qua các tín hiệu thần kinh thường chỉ có thể truyền xuống được các cơ và điều khiển được các cơ trong cơ thể, do cơ thịt gắn vào xương vì thế xương sẽ chuyển động được theo.
Một số thông tin khác về xương mọi người cần biết để chăm sóc sức khỏe của bạn tốt nhất:
- Răng là một phần trong hệ thống xương của cơ thể nhưng không được tính là xương. Cuộc đời của một người bình thường sẽ thay tất cả 52 chiếc răng, trong số đó có tới 32 chiếc răng là vĩnh viễn, 20 chiếc răng sữa lúc còn nhỏ.
- Rất nhiều người khi được hỏi cho biết xương là bộ phận chắc chắn nhất trong cơ thể người. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy, men răng mới là phần chắc chắn nhất ở cơ thể con người, chúng có vai trò bảo vệ chân răng có thể vững chắc để nghiền nát thức ăn.
- Mọi người thường nghĩ rằng tất cả những chiếc xương đều được liên kết với nhau, tuy nhiên trong một nghiên cứu vào năm 2003 từ các nhà khoa học người Úc đã chỉ ra rằng: Một chiếc xương có hình móng ngựa ở trong cổ họng con người không hề được liên kết với bất cứ một chiếc xương nào khác trong cơ thể con người.
- Thật bất ngờ là có tới hơn một nửa số lượng các xương trong cơ thể lại bạn nằm chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Theo PGS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: “trong bàn chân người có tới 26 chiếc xương còn ở bàn tay là 27 cái.” Điều này có nghĩa là một người bình thường sẽ sở hữu tới 106 chiếc xương chỉ tính riêng ở phần bàn tay, bàn chân.