Chụp CT là gì? Quy trình chụp như thế nào? Chụp ở đâu uy tín và ai cần phải chụp cắt lớp? Đây đều là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm bởi phương pháp này có cách thức thực hiện, chất lượng và chi phí hoàn toàn khác với những xét nghiệm thông thường. Và tất tần tật các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Chụp CT là gì?
Chụp CT là việc dùng máy móc hiện đại chụp các lát cắt cơ thể người. Kích cỡ của loại máy này rất lớn, nhờ đó chúng sẽ chụp lại được bất kỳ lát cắt nào trên cơ thể. Để làm được việc này, máy chụp CT sẽ sử dụng công nghệ sóng bức xạ. Các tia sóng được chiếu qua cơ thể người mà không gây bất kỳ tổn thương nào cho cơ thể. Sau đó, cỗ máy sẽ ghi chép lại sự phản xạ của bước sóng và phản chiếu hình ảnh lên một tấm film.
Dựa vào hình chụp CT, bác sĩ không chỉ phát hiện được những bất thường trên xương mà còn cả trên mô mềm và mạch máu. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh trở nên chính xác hơn các phương pháp cũ. Cho đến nay, việc chụp CT đã trở nên rất phổ biến trong nhiều bệnh viện lớn nhỏ của Việt Nam.
Những trường hợp nào bác sĩ chỉ định chụp CT cắt lớp?
Hỗ trợ quá trình tầm soát các bệnh lý về động mạch
Động mạch mang một chức năng vô cùng quan trọng, chúng có nhiệm vụ đưa máu di chuyển đến toàn bộ cơ thể. Vì một số nguyên nhân, bộ phận này có thể mắc các bệnh như phình, lóc tách hoặc hẹp động mạch.
Tuy nhiên, việc phát hiện những loại bệnh trên không phải việc dễ dàng. Phần lớn những người có dấu hiệu bệnh về động mạch đều đã ở giai đoạn nặng. Do đó, các bác sĩ sẽ cần chụp CT người bệnh để phát hiện từ sớm.
Hỗ trợ quá trình điều trị ung thư
Một trong những loại bệnh bắt buộc phải chụp hình CT là ung thư. Khi mắc bệnh, các tế bào ung thư rất dễ di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, tại bộ phận bị ung thư, nhiều tế bào có thể bị nhiễm trùng, tụ máu đông, phù nề,… Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp CT để xem xét phạm vi và tình trạng của các tổn thương.
Mắc phải các loại bệnh có chấn thương
Có khá nhiều trường hợp người bệnh bị xuất hiện chấn thương trong cơ thể. Các chấn thương có thể xuất hiện trên các phần cứng như xương và cả những mô mềm trong cơ thể. Trong đó, có nhiều vị trí chấn thương nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh như: cột sống, sọ não, lồng ngực, khoang bụng, xương,…
Lúc này, việc chụp hình CT là rất cần thiết trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nhờ đó, bác sĩ sẽ biết được mức độ của các tổn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Quy trình chụp CT chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị trước khi chụp CT.
Trước khi chụp CT, một số loại bệnh sẽ cần phải tiêm chất tương phản vào trong cơ thể. Nhờ việc đưa các chất này vào máu, những cơ quan cần chụp CT sẽ để lại hình ảnh lên tấm film một cách rõ ràng. Có nhiều cách để đưa chất tương phản vào cơ thể, bao gồm: Tiêm vào động mạch chủ, uống thuốc tương phản, sử dụng thuốc sổ để đưa thuốc vào trực tràng.
Một số người có thể trạng dị ứng hoặc bị sốc phòng vệ với chất tương phản. Do đó, trước khi tiêm chất tương phản người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết rõ mình có bị dị ứng bất kỳ chất gì hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm cách thức phù hợp nhất để chụp CT cho người bệnh.
Bước 2: Quy trình tiến hành chụp CT.
Trước khi chụp CT, người bệnh sẽ cần cởi bỏ hết các vật dụng kim loại trên người và được mặc quần áo của bệnh viện. Tiếp đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm trên một chiếc giường lớn. Đầu của của chiếc giường là một cỗ máy có hình tròn và rỗng ở giữa để có thể chiếu tia bức xạ qua từng lớp cơ thể.
Khi bắt đầu chụp CT, các bác sĩ kỹ thuật sẽ đứng ở phòng máy để điều khiển và giám sát. Lúc này, chiếc giường sẽ từ từ đưa người bệnh trượt qua sóng bức xạ. Trong suốt quá trình chụp, người bệnh được bác sĩ yêu cầu nằm yên bất động để hình ảnh không bị nhoè. Toàn bộ quá trình chụp CT có thể mất từ 20 phút đến 1 tiếng rưỡi.
Bước 3: Kết luận bệnh.
Sau khi có đủ các hình ảnh trên tấm film, phòng kỹ thuật sẽ gửi kết quả đến bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem hình ảnh và giải thích cho người bệnh được biết về tình trạng của mình.
Chụp CT ở đâu không lo về giá cả, chất lượng?
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện tại những thành phố lớn đã trang bị đầy đủ máy móc chuyên dụng cho việc chụp CT. Tuy nhiên, những loại máy móc ở mỗi bệnh viện không giống nhau. Do đó, chất lượng hình ảnh và độ rõ nét ở mỗi bệnh viện sẽ khác nhau. Ngoài ra, chi phí để chụp CT sẽ giao động từ 600.000 – 5.000.000 VNĐ tùy thuộc vào loại máy và bộ phận cơ thể cần chụp.
Để có thể điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên tìm đến các bệnh viện có quy mô lớn và uy tín nhất tại khu vực mình ở. Hầu hết, các bệnh viện công sẽ được trang bị đầy đủ máy móc và có lực lượng bác sĩ tay nghề cao.
Ngoài ra, mỗi tỉnh hoặc thành phố sẽ có những bệnh viện tư khá nổi tiếng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều người thân để biết chắc chắn loại bệnh viện tư nào tốt. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện tư được mở ra nhưng lại hoạt động thiếu đạo đức. Các cơ sở này có thể tìm cách lấy tiền người bệnh bằng cách đôn giá chi phí điều trị cao hơn bình thường gấp 10 lần.
Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn câu hỏi “chụp CT là gì?”. Phương pháp này sẽ giúp việc chẩn đoán trở nên chính xác, từ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn trọng trong việc tìm đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt.