Chữa viêm phế quản bằng tỏi là cách chữa dân gian được áp dụng phổ biến giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ có thể làm theo cách này mà không cần sử dụng đến thuốc nên rất an toàn. Dưới đây là các cách làm chi tiết.
Chữa viêm phế quản bằng tỏi có hiệu quả không?
Viêm phế quản thường đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh, như viêm mũi, viêm họng và viêm khí quản. Thông thường, nó kéo dài một vài ngày cho đến tối đa bốn tuần. Nó không phải là một căn bệnh được đánh giá thấp, bởi vì nó có thể dẫn đến sự xuất hiện của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn sau đó. Bệnh nhân có thể bị sốt hoặc ho, đây là phản ứng của cơ thể để bảo vệ phổi chống lại việc hít phải vật lạ đồng thời giúp loại bỏ dịch tiết phế quản quá mức

Viêm phế quản cấp tính là một bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân thường có tính chất virus, nhiều yếu tố kích hoạt, được chia thành ngoại sinh (khói thuốc lá, khói bụi) và cơ học (dịch tiết, chủng giọng nói, dị vật, phì đại amidan). Ho, ngoài viêm phế quản, còn xuất hiện trong các trường hợp hen suyễn, viêm mũi dị ứng, khí phế thũng phổi.
Tỏi ngoài được sử dụng làm gia vị trong các món ăn thì nó còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tỏi giúp ổn định lưu thông máu và huyết áp, ngăn ngừa rối loạn tim mạch, tiểu đường và cholesterol. Tỏi giúp tiêu hóa tốt, chống lại sự thèm ăn, giữ cho gan và bàng quang hoạt động tốt.
Ngoài ra trong tỏi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như kali, magie, folate, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B2 và vitamin PP nên có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị viêm phế quản.
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên do có chứa allicin, một hoạt chất có khả năng kháng virus, nấm, ký sinh trùng, độc tố do đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để tránh các bệnh về đường hô hấp. Không những thế, các chất chống oxy hóa trong tỏi còn làm chậm hoạt động của các gốc tự do và trì hoãn sự lão hóa của các tế bào.
Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi
Có rất nhiều cách sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm phế quản. Bạn có thể sử dụng tỏi nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu, thảo dược khác để tăng thêm tính hiệu quả.
Chữa viêm phế quản bằng cách ăn tỏi sống
Mỗi ngày ăn 1-2 tép tỏi sống là cách hiệu quả để chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi. Mới đầu ăn tỏi sống thì mùi vị và cảm giác rất khó ăn nhưng dần sẽ quen. Nếu cảm thấy không thể ăn được tỏi sống thì bạn có thể chế biến thành các món ăn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày như món rau muống xào tỏi, cháo…

Chữa viêm phế quản bằng tỏi và gừng
Gừng cũng là một nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp do nó có đặc tính kháng viêm giúp làm giảm các triệu chứng viêm phế quản. Bạn chuẩn bị 2 tép tỏi và 1 củ gừng tươi xay nhuyễn lọc lấy phần nước cốt sau đó thêm chút đường vào khuấy đều rồi uống.
Trị viêm phế quản bằng tỏi và mật ong
Cùng với tỏi, mật ong cũng là chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau cho tác dụng giảm các triệu chứng như ho có đờm, sốt… hiệu quả đồng thời mật ong cũng làm giảm mùi hăng của tỏi.
Cách 1: Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm 1 củ tỏi, đường đỏ, giấm ăn và mật ong. Tỏi mang đi bóc vỏ sau đó ngâm với hỗn hợp gồm mật ong, đường đỏ và giấm ăn trong 15 ngày. Khi đã ngâm xong bạn lấy ra uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 1 chén nhỏ.
Cách 2: Ngoài cách nêu trên thì bạn có thể thực hiện chữa viêm phế quản bằng cách xay nhuyễn tỏi sau đó trộn với mật ong cho lên bếp đun đến khi được dạng keo sánh thì dừng lại. Cho hỗn hợp này vào hũ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần thấy triệu chứng ho có thể dùng 1 thìa, mỗi ngày dùng 3 lần.
Chữa viêm phế quản bằng tỏi và sữa
Chỉ cần làm theo một vài bước đơn giản. Các thành phần là: 10 tép tỏi bóc vỏ và băm nhỏ, 500ml sữa, 250ml nước và 2-3 muỗng cà phê đường. Bước đầu tiên là lấy một cái nồi và đổ nước và sữa vào bên trong, sau đó thêm tỏi và đặt nồi lên bếp lửa, đun sôi, giữ nhiệt vừa. Khuấy cho đến khi một nửa hợp chất bắt đầu bay hơi. Cuối cùng thêm đường vào và uống khi còn ấm.
Chữa viêm phế quản bằng tỏi cần lưu ý gì?
Điều trị viêm phế quản bằng tỏi là giải pháp chữa bệnh sử dụng nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng hoặc lạm dụng tỏi có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những điều cần chú ý khi sử dụng tỏi để chữa bệnh
- Ai cũng biết tỏi mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chữa một số bệnh thường gặp mà không để lại tác dụng phụ tuy nhiên tỏi có thể làm loãng máu nên bạn cần chú ý liều dùng. Liều dùng phù hợp là không quá 4g/ngày. Không được sử dụng đồng thời tỏi và các chất làm loãng máu khác.
- Không sử dụng tỏi khi đói bụng hoặc khi dạ dày rỗng vì nó có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng hoặc nếu ai bị viêm loét dạ dày thì tình trạng sẽ nặng hơn
- Kiên trì áp dụng các bài thuốc, không sử dụng ngắt quãng vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
- Nếu chữa viêm phế quản bằng tỏi không đạt hiệu quả như mong muốn thì bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vệ sinh nơi ở và vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ. Đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh lây nhiễm cho người khác.
Trên đây là 4 cách chữa viêm phế quản bằng tỏi và những lưu ý khi thực hiện. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.