Chữa thận yếu bằng thuốc nam được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng vì an toàn cho sức khỏe, lại hiệu quả tốt. Đặc biệt, khi kết hợp giữa thuốc nam và bấm huyệt sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, bệnh khó có khả năng tái phát.
Thận yếu nên uống thuốc gì?
Chữa thận yếu bằng thuốc Tây y, thường bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng những loại thuốc như:
- Thuốc chống tăng huyết áp: Bao gồm các loại thuốc ức chế men chuyển (Perindopril, Quinapril), thuốc ức chế men thụ thể (Telmisartan, Valsartan), thuốc cân bằng calci phospho, thuốc ức chế calci (Felodipin, Amlodipin), thuốc chẹn giao cảm beta (Atenolol, Propranolol),…
- Thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp thận hoạt động tốt chức năng lọc và đào thải.
- Nhóm thuốc có khả năng giảm lượng kali trong máu, nhóm Thiazid, nhóm thuốc Furosemid (Lasilix, Lasix).
- Các loại thuốc giúp cân bằng lượng acid uric trong máu như: Allopurinol hoặc Colchicin.
- Thuốc chống thiếu máu: Bao gồm Darbe epo beta và Alpha, sắt…
- Các loại thuốc có khả năng chống oxy hóa và cân bằng toan kiềm.
Việc dùng thuốc Tây điều trị chứng thận yếu thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, giúp giảm các triệu chứng đau thắt lưng, tiểu đêm, thiếu máu, phù ở mắt. Nếu dùng lâu dài sẽ gây ra một số phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe hoặc khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Chữa thận yếu bằng thuốc nam
Thận yếu trong giai đoạn đầu có thể điều trị bằng các thuốc nam áp dụng ngay tại nhà. Dưới đây là các bài thuốc chữa thận yếu bằng thuốc nam hiệu quả hiện nay:
Đậu đen có công dụng chữa chứng thận yếu
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành các món ăn và đồ uống. Đặc biệt, bài thuốc chữa thận yếu bằng đậu đen có công dụng rất hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản: Chuẩn bị 30g đậu đen cho vào nồi nước sôi, sau đó pha thêm chút đường trắng để lấy nước uống hàng ngày. Bạn có thể kết hợp ăn với phần đậu đen sau khi uống hết nước để có kết quả tốt hơn. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 1 tháng giúp khắc phục được những triệu chứng do thận yếu gây nên.
Chữa chứng thận yếu bằng rau ngổ
Theo Đông y rau ngổ có vị thơm, tính mát và hơi đắng có tác dụng tiêu viêm, giải độc và tăng cường chức năng các cơ quan ở trong thận. Bên cạnh đó, rau ngổ còn là bài thuốc nam chữa thận yếu có công dụng chữa chứng đau do sỏi thận, đau trực tràng.
Bài thuốc này có cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể dùng rau ngổ trong bữa ăn hàng ngày như luộc, xào, nấu canh để ăn. Áp dụng khoảng 1-2 tháng giúp giảm chứng đau thắt lưng, đi tiểu nhiều và cải thiện được tình trạng bệnh.
Bài thuốc chữa thận yếu từ râu ngô
Râu ngô có tính bình, vị mát nên có công dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của thận. Chữa thận yếu bằng râu ngô cũng được đánh giá là bài thuốc chữa thận yếu hiệu quả hiện nay.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 25g râu ngô và đun sôi cùng với nước. Sau đó, chắt nước râu ngô và dùng để uống trước bữa ăn khoảng 10 phút.
Kim tiền thảo chữa chứng thận yếu
Kim tiền thảo có vị thanh mát, tình bình được dùng để phục hồi chức năng của thận. Đây cũng là loại thuốc nam quý và rất tốt trong điều trị chứng thận hư, thận yếu ở nam giới.
Bài thuốc chữa thận yếu từ kim tiền thảo rất dễ sử dụng: Bạn chỉ cần lấy 30g kim tiền thảo rửa sạch và đun với 300ml nước sôi dùng để uống sau khi ăn. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, liên tục trong vòng 14 ngày giúp cải thiện chức năng thận.
Dừa có tác dụng chữa chứng thận yếu
Không chỉ là loại quả dùng để giải khát ngon mát bổ, trái dừa còn là bài thuốc hữu hiệu trong điều trị chứng thận yếu. Bạn chỉ cần uống nước dừa mỗi ngày hoặc có thể kết hợp thành những món ăn như dừa kho cá, kho thịt hay dùng dầu dừa.
Bấm huyệt chữa thận yếu
Phương pháp bấm huyệt chữa chứng thận yếu mang lại những hiệu quả bất ngờ. Trên khắp cơ thể có các huyệt đạo, mỗi huyệt có liên quan tới cơ quan nội tạng. Để đạt kết quả điều trị bệnh, trước tiên cần xác định được đúng các huyệt cũng như trình độ của người thực hiện. Cách bấm huyệt chữa thận yếu có thể giúp người bệnh chẩn đoán được tình trạng bệnh và chức năng hoạt động của thận. Tuy nhiên, nếu xác định sai huyệt đạo sẽ gây ra một số biến chứng tới sức khỏe.
Dưới đây là một số huyệt đạo giúp chữa thận yếu và phục hồi chức năng thận:
- Bấm huyệt dũng tuyền: Huyệt này có vị trí tại phần lõm dưới bàn chân. Cách xác định huyệt ⅖ trước, ⅗ sau chỗ đoạn đường nối đầu ngón chân và gót chân. Thực hiện bấm huyệt dũng tuyền mỗi ngày giúp cải thiện chức năng của thận.
- Bấm huyệt thận du: Vị trí ở dưới lõm ngang của đốt sống lưng. Xác định huyệt, cứ 1,5 thốn là cách 1 chấm huyệt, bạn bấm 2 lần đúng huyệt này vào buổi sáng và tối giúp thận hoạt động tốt hơn.
- Bấm huyệt quan nguyên: Vị trí ở dưới rốn cách khoảng 3cm. Thực hiện bấm huyệt này đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 10 lần bấm giúp điều hòa khí huyết, bổ thận.
- Bấm huyệt khí hải: Vị trí ở dưới rốn cách khoảng 1,5cm, để tránh bị nhầm với huyệt quan nguyên bạn nên dùng thước để đo đúng khoảng cách. Thực hiện bấm vào huyệt này giúp bổ thận và khí huyết lưu thông tốt.

Bấm huyệt chữa thận yếu để đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuyệt đối không được bỏ giữa chừng.
Dù lựa chọn cách chữa thận yếu bằng thuốc nam hay bất kì phương pháp nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần phải kiên trì và xác định chính xác tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, không được tự ý dùng thuốc điều trị chứng thận yếu và nên đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp.