Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc khi béo phì, thừa cân, muốn giảm cân… thì bạn thường được bác sĩ khuyên là nên ăn nhiều chất xơ. Vậy bạn có thực sự hiểu chất xơ là gì? Chất xơ có mấy loại và tác dụng như nào không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Chất xơ là gì?
Chất xơ hay thực ăn thô là khái niệm để chỉ phần thực ăn khó haowjc không thể tiêu hóa được của các loại đồ ăn có nguồn gốc thực vật như rau xanh, củ quả và nấm ăn được. Thành phần của chất xơ bao gồm các loại phân tử carbohydrate.
Chất xơ gồm những thực nào?
Có 3 nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ chính cho cơ thể là:
- Rau xanh như rau cải, súp lơ, cải bắp, củ cải, cà rốt…
- Hoa quả như cam, táo, ổi, hồng, dưa hấu…
- Các loại nấm ăn được.
Ăn nhiều chất xơ có tốt không?
Chất xơ rất có lợi cho sức khỏe của con người và chúng ta nên ăn nhiều chất xơ trong bữa ăn càng tốt. Những tác dụng tiêu biểu của chất xơ đem lại cho con người là:
- Hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trong thực phẩm chứa chất xơ còn có nhiều thành phần khác như vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu khác, bổ sung chất dinh dưỡng và khiến cho cơ thể bạn khỏe mạnh.
- Phòng chống táo bón. Không giống như nhiều loại carbohydrate khác như tinh bột hoặc chất đạm… chất xơ không được cơ thể chuyển hóa và hấp thụ, mà chùng sẽ di chuyển trong ống tiêu hóa của bạn, giúp quá trình tiêu hóa chậm lại, làm mềm phân và giúp bạn phòng chống bệnh táo bón vô cùng hiệu quả. Khi ăn thực phẩm nhiều chất xơ cần uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa và các nhu động của ruột diễn ra thuận lợi hơn.
- Phòng chống bệnh viêm ruột. Chất xơ bao gồm nhiều sợi xơ không tan. Khi di chuyển trong đường ruột sẽ giúp giải tải áp lực trong ruột, làm cho thức ăn đi trong đường ruột được dễ dàng hơn.
- Phòng chống ung thư: ăn nhiều chất xơ có thể phòng chống được ung thư ruột và ung thư vú.
- Chữa béo phì: chế độ ăn giàu chất xơ giúp bạn kiểm soát tốt khối lượng của bản thân, ngăn ngừa bệnh béo phì.
- Giảm nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
- Chữa tiểu đường bằng cách giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
- Chất xơ có nhiều công dụng như vậy nhưng bạn có biết rằng, chất xơ được phân chia thành 2 loại nhỏ hơn là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cùng tìm hiểu rõ ràng về đặc điểm và công dụng của 2 loại chất xơ này nhé.
Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan hay chất xơ hòa tan trong nước là chất xơ có đặc điểm mềm và dính. Nó có thể hấp thụ nước và chuyển hóa thành dạng keo ở trong ống tiêu hóa. Chất xơ hòa tan giúp giảm tốc độ di chuyển của thực phẩm trong ống tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan có trong thực phẩm nào?
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan là: yến mạch, đậu Hà Lan, táo, các quả họ cam, quýt, cà rốt, quả mã đề…
Tác dụng của chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có rất nhiều công dụng đối với cơ thể, cụ thể là:
- Bảo vệ tim mạch: khi đi vào đường tiêu hóa, chất xơ hòa tan sẽ liên kết, bám chặt vào cholesterol trong thành ruột, và giúp cơ thể đào thải chúng ra nhiều nhờ quá trình tiêu hóa và bài tiết. Khi lượng cholesterol giảm đi, sẽ giúp bạn phòng chống được các vấn đề về tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: cơ thể chúng ta chỉ tiêu hóa và hấp thụ được một phần dinh dưỡng có trong chất xơ hòa tan, còn lại đều được bài tiết ra ngoài cơ thể. Do đó, không làm tăng lượng đường mà cơ thể hấp thụ vào và giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường cấp độ 1 và 2, ăn nhiều chất xơ hòa tan cũng giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh của mình.
- Giảm cân và duy trì vóc dáng: chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, thêm nữa, cơ thể lại không hấp thụ được chất xơ nên tạo cho bạn cảm giác no lâu, không thèm ăn. Vậy nên, lượng thức ăn và calo bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ ít đi và dần dần sẽ giúp bạn giảm cân, duy trì vóc dáng đẹp đẽ.
- Giúp tiêu hóa dễ dàng, làm mềm phân, phòng chống bệnh táo bón.
Các cách bổ sung chất xơ hòa tan cho cơ thể
Chất xơ hoà tan bạn có thể thêm vào các bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn trực tiếp hoặc cho vào các món ăn như:
- Xay nhuyễn hạt mã đề để cho vào món ăn.
- Ăn cái loại trái cây tươi hoặc xay thành nước ép.
- Nấu súp với các loại đậu, đỗ.
- Các loại trái cây nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như cam, táo, bưởi nên ăn nhiều. Ăn các loại trái cây này cũng bổ sung các chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Chất xơ không hòa tan
Đây là nhóm chất xơ không tan trong nước, không bị phá vỡ cấu trúc, không bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong đường ruột và cũng không được hấp thụ vào trong máu.
Chất xơ không hòa tan có trong loại thực phẩm nào?
Một số loại chất xơ không hòa tan gồm: bột mì nguyên cám, khoai tây, đậu, súp lơ, rau xanh…
Tác dụng của chất xơ không hòa tan
- Giảm cân: cũng giống như chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan cũng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, cơ thể lại không hấp thụ nhiều, tạo cảm giác no lâu, giúp bạn kiểm soát cân nặng. Hơn nữa chất xơ hòa tan còn giúp quá trình tiêu hóa, nhu động của ruột diễn ra thuận lợi, giúp phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa như táo bón hay viêm túi thừa…
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: chất xơ không hòa tan giúp cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa, đường ruột, giảm bệnh táo bón, bệnh trĩ…
Cách bổ sung chất xơ không hòa tan vào cơ thể
Một số cách giúp bổ sung chất xơ không hòa tan vào cơ thể là:
- Ăn bánh mì hoặc ngũ cốc tổng hợp vào bữa ăn sáng hoặc nữa ăn nhẹ.
- Khi chế biến món ăn sử dụng bột mì nguyên cám.
- Ăn rau luộc hoặc nấu súp rau quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng và cách dùng của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ là chất có lợi cho sức khỏe của con người, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa, vì thể các bạn nên cố gắng bổ sung chất xơ mỗi ngày. Hy vọng những thông tin này hữu ích và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị