Chấn thương cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng có thể để lại di chứng sau này. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay các loại chấn thương thường gặp và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Các loại chấn thương cột sống thường gặp
*Chấn thương đốt sống cổ
Chấn thương đốt sống cổ thường gặp ở đối tượng từ 15 đến 30 tuổi và xảy ra ở nam nhiều hơn.
Nguyên nhân thường là do bị tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hoặc do bị thoái hóa cột sống cổ,…
Khi bị chấn thương cột sống cổ, người bệnh cảm thấy đau nhức ở cổ, không thể cử động được.

*Chấn thương cột sống thắt lưng
Chấn thương ở cột sống thắt lưng thường là do các vụ tai nạn lao động hoặc ngã, thoái hóa đốt sống lưng,… Chấn thương ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến lún, vỡ hoặc xẹp đốt sống, gây tổn thương đốt sống như bị chảy máu, chèn ép hay làm đứt ngang dây sống.
Nguyên nhân gây chấn thương cột sống
Tủy sống chứa các mô và dây thần kinh. Các đốt sống là những mảnh xương được xếp chồng lên nhau để bảo vệ tủy sống. Nếu như cột sống bị tổn thương, tủy sống chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra những tác động xấu đến đến sức khỏe của người bệnh.
Các nguyên nhân khiến cột sống bị chấn thương là:
- Do bị tai nạn giao thông.
- Rơi từ độ cao xuống.
- Chấn thương do chơi thể thao.
- Tai nạn do bị giật điện.
- Làm việc nặng, khiêng vác.
- Làm việc sai tư thế.
Các biến chứng do chấn thương cột sống gây ra:
- Đi bộ khó khăn.
- Mất kiểm soát ruột, bàng quang.
- Không thể di chuyển tay, chân.
- Có cảm giác tê.
- Đau đầu.
- Khó thở, đau nhức vùng cổ và lưng.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi bị chấn thương cột sống cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cảm giác và khả năng chuyển động của người bệnh rồi sau đó làm các chẩn đoán chính xác hơn từ việc dùng hình ảnh hoặc xét nghiệm:
– Chụp X-quang: Việc chụp X-quang sẽ cho thấy những vấn đề bất ổn về đốt sống hoặc cột sống có bị gãy xương, thoái hóa cột sống hay xuất hiện khối u. Phương pháp này còn có thể cho phép bác sĩ chụp được những hình ảnh ở nhiều tư thế.
– Chụp cắt lớp: Còn được gọi chụp CT sẽ phát hiện bất thường rõ hơn so với X-quang. Bằng việc sử dụng máy tính, phim chụp CT sẽ đưa ra hàng loạt các hình ảnh cắt ngang để xác định vấn đề chấn thương cột sống ở xương hay đĩa đệm.
– Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này gồm có 1 sóng phát thanh và sóng từ mạnh để tạo ra những hình ảnh chính xác từ máy tính. Nhờ đó có thể xác định được tình trạng chấn thương, các đĩa đệm bị thoát vị, thoái hóa đốt sống hay dây chằng,…
Điều trị chấn thương cột sống
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa trị chấn thương đốt sống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
* Điều trị bằng thuốc
– Thuốc giảm đau: Meloxicam, diclofenac, paracetamol, piroxicam,…
– Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm,….
– Thuốc an thần.
* Truyền Corticoid
– Giờ thứ 1. 20 mg/kg/giờ truyền tĩnh mạch khoảng 20 phút
– Giờ tiếp theo 4.5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch.
Sử dụng trong trường hợp bị chấn thương cột sống hoặc thần kinh
* Điều trị phẫu thuật
– Kéo cột sống bằng đặt móc Gardner, Crutchfield, Halo …
– Phẫu thuật để làm rộng cột sống bằng cách cắt bỏ đĩa đệm thoát vị, cắt bản sống giải ép.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp gãy xương, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm.
* Điều trị chấn thương cột sống bằng thuốc nam
Trị tình trạng bệnh bằng thuốc nam với những bài thuốc dân gian được lưu truyền nhiều thế hệ.
– Cây nhàu: Trong quả nhàu có nhiều vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm hoặc bị chấn thương cột sống nhẹ. Lấy 12gr rễ cây nhàu, 5gr rau ngót, dây ngùi, ngó bần, tầm gửi cây dâu, đậu săng, rễ ngà voi với mỗi loại 8gr, 10gr ngũ trảo. Cho tất cả vào ấm sắc với nửa lít nước, sắc đến khi còn 250ml uống khi còn ấm để nhanh chóng phục hồi chấn thương.

– Cây cỏ xước: Đây là cây thân cỏ, mọc tự nhiên là một vị thuốc giúp điều trị thoái hóa cột sống và giúp chấn thương ở cột sống mau lành. Dùng 200gr cỏ xước phơi khô đem sắc với 500ml nước đến khi còn được nửa chén để uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục khoảng 2 tuần sẽ đạt hiệu quả.
– Lá lốt: Lá lốt có tính cay nóng, ấm có nhiều tác dụng chữa bệnh như giảm đau nhức, các bệnh liên quan đường tiêu hóa, thoái hóa cột sống. Cách sử dụng: Lấy lá hoặc cả thân lá lốt phơi khô để ráo. Mỗi lần chỉ cần dùng 200g lá lốt khô sắc với 500ml nước uống mỗi ngày sẽ giúp bệnh được thuyên giảm.
Với những kiến thức tìm hiểu về chấn thương cột sống nêu trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc về cách điều trị tình trạng bệnh hiệu quả. Chúc các bạn thành công!