Cây Xuyên tâm liên (có danh pháp khoa học là Andrographis paniculata)hay còn được gọi với cái tên khác là công cộng, nguyên cộng, hung bút, lam khái liên, cây lá đắng, khô đam thảo hay Nhất kiến kỷ… thường được sử dụng như một loại kháng sinh thực vật, chữa bệnh viêm họng, thanh nhiệt, giải độc, chữa rắn cắn.
Thông tin về cây xuyên tâm liên
Cây xuyên tâm liên là loại cây thân thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) bắt nguồn từ các quốc gia Ấn độ và Sri Lanka
Hình ảnh cây xuyên tâm liên
- Đây là loại cây thân thảo to bằng chiếc đũa, mọc thẳng đứng thành nhiều đốt với độ cao trung bình từ 0,3-0,8m.
- Cành cây nhỏ có màu xanh như thân cây mọc nhiều và thẳng
- Lá cây hình mác, thuôn dài ở hai đầu, lá mềm, cuống ngắn, phiến lá nhẵn có chiều dài từ 3-12 cm, rộng 1-3cm, gân lã mọc rõ trên phiến lá.
- Hoa của cây xuyên tâm liên có màu trắng, mọc chùm hình chùy ở phần nách lá hoặc đầu cành cây, thỉnh thoảng có điểm một chút màu hồng
- Quả của cây xuyên tâm liên dài 15mm, rộng 3mm vỏ ngoài nhẵn nhụi, hạt bên trong có hình trụ màu đen
- Khoảng thời gian cây xuyên tâm liên ra hoa và kết trái đó tháng 9-10 hàng năm
Địa điểm phân bố
Cây xuyên tâm liên là loại cây bản địa của khu vực Ấn Độ và Sri Lanka sau đó chúng được di thực vào các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Ngày nay do nhận thấy được những tác dụng to lớn của chúng trong y học mà rất nhiều khu vực như Caribe, Trung Mỹ, châu Phi hoặc Australia cũng bắt đầu trồng loại cây này.
Ở nước ta thì cây xuyên tâm liên mọc hoang ở rất nhiều nơi trên khắp cả nước nhưng gặp nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hòa Bình…
Cây xuyên tâm liên có tác dụng gì
Theo các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng nước sắc xuyên tâm liên với một tỷ lệ phù hợp có thể loại bỏ được một số loại vi khuẩn gây hại như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus Subtilis…có tác dụng mạnh khi mới thu hái, càng để lâu thì chất lượng sẽ giảm nhanh chóng
Đông y cho rằng cây xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn có khả năng thiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau cực kỳ tốt. Thường được các bác sĩ sử dụng để sát trùng các vết thương hoặc điều trị một số những căn bệnh sau đây.
Cây xuyên tâm liên trị mụn: Dùng khoảng 2-4 lá xuyên tâm liên sau đó các bạn đem đi rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút sau đó giã nát và đắp trực tiếp vào vị trí bị mụn. Lá cây xuyên tâm liên có tác dụng trị mụn do viêm nhiễm gây ra cực kỳ tốt, chỉ cần đắp trong khoảng 2-3 ngày mụn sẽ tự xẹp xuống.
Thanh nhiệt giải độc: Mỗi ngày các bạn lấy khoảng 40g cây xuyên tâm liên đã được sấy khô (bao gồm cả thân và lá) đun cùng với 2 lít nước đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp để nguội. Uống thay cho nước lọc hàng ngày.
Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Sử dụng 20g lá cây xuyên tâm liên, cùng với 10g cây khổ sâm. Đun cùng với 2 lít nước uống trong ngày đến khi hết những triệu chứng kiết lỵ, đau bụng, phân lỏng…
Điều trị hiệu quả bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản bằng cách chuẩn bị: 15g xuyên tâm liên; kim ngân hoa, củ bách hộ, củ mạch môn mỗi vị 10g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu kể trên sao đó thái nhỏ và cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng thời gian 1 tuần những triệu chứng liên quan đến bệnh sẽ nhanh chóng biến mất
Chữa các bệnh liên quan đến gan: Cây xuyên tâm liên ( cả thân và và lá) 25g, cây xạ đen 15g, cây an xoa 15g. Đem sắc vùng với 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thìa các bạn có thể tắt bếp, chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống vào buổi sáng và chiều sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.
Giải độc khi bị rắn cắn: Theo kinh nghiệm của những người đi rừng thì khi bị rắn độc cắn các bạn có thể lấy một vài lá cây xuyên tâm liên giã nát sau đó đắp vào vị trí bị thương. Kết hợp vùng với việc sử dụng khoảng 30g thân và lá cây đun với 1 lít nước để uống
Lưu ý khi sử dụng cây xuyên tâm liên
Để có thể sử dụng loại thảo dược này được an toàn nhất và hạn chế được tối đa những rủi ro thì các bạn cũng cần phải ghi nhớ thêm một số những vấn đề sau khi sử dụng cây xuyên tâm liên.
Tác dụng phụ
Mặc dù được sử dụng như bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp một số những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đau bụng, nôn mửa sau khi sử dụng cây xuyên tâm liên để chữa trị bệnh
- Có cảm giác hoa mắt chóng mặt, đau đầu, không kiểm soát được bản thân
- Nhiều trường hợp có thể bị vô sinh sau khi sử dụng cây xuyên tâm liên
Chống chỉ định với những trường hợp
Hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào kết luận về mức độ an toàn của cây xuyên tâm liên trong điều trị bệnh, chính vì thế những đối tượng sau đây cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng loại cây dược liệu này
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là đối tượng rất nhạy cảm đối với những tác động từ bên ngoài, việc sử dụng cây xuyên tâm liên để chữa bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Đối với những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp cũng không được khuyến khích sử dụng cây xuyên tâm liên trong điều trị bệnh
- Những người mắc bệnh về mật, đường máu hoặc có nồng độ axit cao trong cơ thể cũng không nên sử dụng loại thảo dược này
Cây xuyên tâm liên với các thuốc
Nếu bệnh nhân quyết định sử dụng cây xuyên tâm liên trong điều trị bệnh, tuy nhiên trong thời gian đó vẫn đang sử dụng thuốc Tây y để chữa trị căn bệnh khác thì cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ vì chúng có thể tương tác với một số thành phần của thuốc.
- Những đối tượng đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp, kháng tiểu cầu, chống đông máu thì có thể làm tăng tác dụng của thuốc lên.
- Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hóa trị liệu
- Sử dụng cây xuyên tâm liên trong một khoảng thời gian dài có thể làm ức chế khả năng miễn dịch cũng như tăng lượng enzyme trong gan
Bên trên là những thông tin về cây xuyên tâm liên và những tác dụng của loại cây này trong việc điều trị bệnh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn biết cách sử dụng loại thảo dược này một cách tốt nhất.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị