Cây muồng trâu (danh pháp khoa học là Senna alata) được gọi với tên khác là cây muồng lác hay cây lác. Loại cây này thường được sử dụng để chữa trị các căn bệnh ngoài ra, thanh nhiệt, giải độc cơ thể…Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại cây này rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Thông tin về cây muồng trâu
Cây muồng trâu thuộc phân họ Vang thường được trồng nhiều để làm cảnh hoặc làm thuốc. Đây là loại cây bản địa Mexico nhưng phân bố tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Hình ảnh cây muồng trâu
- Cây muồng trâu là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình tử 1,5-2m, nhiều trường hợp có thể cao tới 3m, đường kính thân cây có thể lên tới 10-12 cm. Từ thân cây sẽ mọc ra các cành thẳng màu xanh với đường kính 1-3cm.
- Lá cây mọc kép tương tự như lông chim, có chiều dài từ 30-40cm, mỗi lá kéo vậy sẽ chứa 8-14 đôi lá chét mọc đối xứng nhau. Lá chét hình bầu dục, đỉnh lá bo tròn, chiếc lá chét đầu tiên gần cuống thường có kích thước nhỏ nhất và cách xa cặp lá chét thứ 2 sau đó kích thước và khoảng cách của các cặp lá chét còn lại là bằng nhau.
- Hoa mọc thành cụm với chiều dài khoảng 30cm với rất nhiều bông hoa nhỏ ở trên, hoa cây muồng trâu khi chưa nở có màu cam, khi nở chúng sẽ có màu vàng sẫm.
- Quả muồng thông tương tự như quả đậu có chiều dài 10-15cm dọc theo quả sẽ có 2 cánh. Khi quả còn non sẽ có màu xanh nhạt, sau đó chúng sẽ chuyển thành màu nâu khi về già. Trong mỗi quả sẽ có chứa khoảng 60 hạt nhỏ.
Cây muồng trâu thường mọc ở đâu?
Muồng trâu là loại cây bản địa tại Mexico, tuy nhiên chúng đã được di thực và xuất hiện ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực nhiệt đới chúng có thể sinh trưởng ở những địa điểm cao 1.200m so với mực nước biển. Chúng thích mọc trên vùng đất cao ráo và có khí hậu ấm áp.
Tại Việt Nam cây muồng trâu phát triển mạnh từ Thanh Hóa trở vào các tỉnh phía Nam như: Cà Mau, Kiên Giang, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Kon Tum, Đồng Nai, Nha Trang, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh…
Cây muồng trâu có tác dụng gì?
Theo Đông y thì cây muồng trâu có vị đắng, mùi hăng, tính mát, có tác dụng rất tốt làm tăng nhuận tràng, sát trùng, thanh độc, giải nhiệt, lợi tiểu cực kỳ tốt…Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách sử dụng cây muồng trâu trong điều trị bệnh.
- Chữa bệnh lang ben, hắc lào: Sử dụng 1 nắm lá cây muồng trâu sau đó đem đi rửa sạc, cho vào nồi đun cùng với khoảng 2 lít nước đến khi sôi thì các bạn tắt bếp và cho một vài hạt muối trắng vào nồi. Sau khi nước đã nguội các bạn có thể sử dụng để tắm rửa vào những vùng bị mắc bệnh lang beng 1 lần/ngày.
- Táo bón do nhiệt: Chuẩn bị muồng trâu, chút chít mỗi vị 20g; đại hoàng 6g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì có thể tắt bếp để nguội, chia thành 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng hoặc chiều. Sử dụng bài thuốc từ cây muồng trâu này liên tục trong khoảng 5 ngày sẽ cảm nhận được những hiệu quả bất ngờ.
- Chữa trị bệnh thấp khớp: Muồng trâu 40g; cây vòi voi 30g; tang sinh ký, quế chi, dứa dại, rễ cây cỏ xước mỗi vị 20g. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì có thể tắt bếp để nguội. Chia thuốc thành 2 phần uống trong ngày
- Ngăn ngừa hiện tượng mẩn ngứa ngoài da: Dùng một nắm lá cây muồng trâu sau đó giã nát ra bằng cối, dùng để đắp trực tiếp lên phần da bị mẩn ngứa. Do có tính sát trùng cao nên các loại vi khuẩn gây ngứa sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng.
- Chữa bệnh viêm họng: Lá cây muồng trâu, ké đầu ngựa, mùi tàu, đọt tre mỗi vị 8g; Hương bài 10g; Mức hoa trắng 6g; Trần bì 4g; Đăng tâm 2g. Dùng sắc cùng với 500ml nước uống trong ngày, nên uống vào khoảng thời gian sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
- Chữa các bệnh liên quan đến gan: Sử khoảng 100g cây muồng trâu (bao gồm cả lá, thân, rễ cây) đem thái nhỏ sai vàng, sắc cùng với khoảng 2 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày. Cách làm này có tác dụng thanh nhiệt giải độc cực kỳ tốt.
- Chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Lá cây muồng trâu, gừng tươi, củ sả, vỏ quýt mỗi vị 4g; Cỏ mực, rau má, mần trầu, ké đầu ngựa, cam thảo đất, rễ cỏ tranh mỗi vị 8g. Dùng tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi sôi khoảng 15 phút thì có thể tắt bếp. Sử dụng bài thuốc từ cây muồng trâu trước mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn kiết lỵ…
Những lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu trong điều trị bệnh
Mặc dù được đánh giá là loại thảo dược được đánh giá rất cao trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên các bạn cần phải lưu ý những việc sau đây để có thể sử dụng cây muồng trâu đạt hiệu quả tốt nhất:
- Đối với những người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên sử dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
- Việc sử dụng lá cây muồng trâu để chữa trị bệnh trong một khoảng thời gian dài vì chúng có thể gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là những đối tượng rất nhạy cảm đối với thành phần bên ngoài và không được khuyến khích sử dụng cây muồng trâu để chữa trị bệnh vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
- Trước khi quyết định sử dụng cây muồng trâu để chữa trị một căn bệnh nào đó nên tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Mua cây muồng trâu ở đâu
Cây muồng trâu thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí hoặc sử dụng như một bài thuốc dân gian, chính vì thế mà loại cây này được bán rất phổ biến ở ngoài thị trường. Đối với bạn nào đang sinh sống tại Hà Nội các bạn có thể tìm mua cây muồng trâu ở trên phố cây cảnh Hoàng Hoa Thám hoặc sang khu vực bên trường Đại học Nông Nghiệp cũng bán rất nhiều loại cây này.
Bên trên là những thông tin đầy đủ về cây muồng trâu mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể sử dụng loại cây này để chữa trị bệnh một cách phù hợp nhất.