Ngày nay, cây mật gấu được sử dụng phổ biến như một loại thuốc thần dược. Nhưng, cũng có các luồng thông tin cho rằng đây có thể là dược liệu tồn tại những tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cây mật gấu, cũng như là cách sử dụng để có thể hạn chế tác dụng phụ này
Tổng quan về cây mật gấu
Thành phần
Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng. Vị đắng của lá có được là do thành phần alkaloids, tannin, saponin, glycoside. Cây chứa những tinh chất có công dụng sinh học khác như: terpene, coumarin, steroid, flavonoid, lignan, acid phenolic, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có khả năng kháng ung thư).
Bên cạnh đó lá của cây mật gấu còn bao gồm những chất khoáng như: magnesium, manganese, selenium, chromium, sắt, kẽm, đồng, Vitamin A, E, C, B1,B2, protein thô, chất béo, chất xơ, tro, carbohydrate, và những acid amin thiết yếu: Leucine, Lysine, Isoleucine, Methionine, Phenyl alanine, Valine, Threonine, Histidine, Tyrosine.
Dược học
Những tinh chất có trong lá đắng đóng vai trò hỗ trợ chữa trị những bệnh gây ra bởi quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, vi khuẩn.
Theo tài liệu được ghi trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) chứng minh rằng, lá mật gấu có khả năng làm hạn chế tỉ lệ nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Lá cây mật gấu dùng để nấu canh rau hoặc có thể xay nhuyễn để chắt lấy nước uống, có tác dụng điều trị nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Các bác sĩ ở Châu Phi khuyến cáo người dân nên dùng trong điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đái tháo đường, ăn không ngon, chán ăn, kiết lỵ và điều trị tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có khả năng kháng viêm và anti – oxidant, giải độc, bảo vệ gan, thận hỗ trợ điều trị 1 vài bệnh ngoài da. Giúp hạ đường huyết, ổn định tim mạch, lipid máu.
Tác dụng của cây mật gấu trong điều trị bệnh
Căn cứ vào kinh nghiệm sử dụng và công dụng dược học của y học cổ truyền các nước khác nhau. Cây mật gấu hiện đang được sử dụng với vai trò như 1 chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị các loại bệnh mạn tính sau:
- Đái tháo đường type II
- Rối loạn lipid máu
- Huyết áp tăng
- Các bệnh liên quan đến tiêu hóa: rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng…
Ở mỗi nước, cây mật gấu được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau như:
- Ấn Độ: dùng lá cây mật gấu để điều trị tiểu đường, sử dụng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, giảm sốt, chữa ho, cảm cúm.
- Congo: dùng lá và vỏ rễ để điều trị kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, nhiễm giun.
- Nam Phi: dùng rễ cây để điều trị sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn đường con cái, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Tây Phi: dùng lá cây để làm trà lợi tiểu, trị táo bón, viêm da, đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa liên quan tới gan…
Đối tượng nên sử dụng cây mật gấu
- Người bệnh men gan cao, viêm gan B, C, xơ gan.
- Đối tượng thường xuyên sử dụng bia, rượu.
- Người bệnh sỏi mật.
- Đau lưng do thoái hóa xương khớp.
- Người bị béo phì.
- Bệnh nhân viêm đại tràng, rối loạn chức năng tiêu hóa.
- Bị ho lao, khạc ra máu.
- Hay bị mất ngủ, đau nhức cơ thể về đêm.
- Hay bị đi ngoài, viêm da do dị ứng, viêm gan, mắt đau sưng đỏ.
- Hay nổi mụn trứng cá, mụn nhọt.
Hướng dẫn sử dụng cây mật gấu trong điều trị bệnh
Cây mật gấu sử dụng nhiều trong những bài thuốc dân gian
Sắc lấy nước uống
- Cắt lát nhỏ, cho vào nồi rồi đun sôi khoảng 15 phút.
- Lấy nước đó uống thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp bạn giải độc, mát gan và giã rượu.
- Hình thức này có cách chế biến đơn giản, dễ dàng lại vừa đem lại nhiều tác dụng
- Chính vì thế nên chế biến hàng ngày để uống thay cho nước lọc, đem lại lợi ích cho sức khỏe
Ngâm rượu
- Ngoài ra, cây mật gấu còn được sử dụng để ngâm rượu.
- Cây mật gấu sau khi rửa sạch rồi chặt nhỏ thành từng khúc để ngâm vào bình rượu phơi khô.
- Rượu ngâm sau 1 thời gian nhất định sẽ đổi sang màu vàng, tùy theo độ đậm đặc mà có màu vàng đậm hay vàng nhạt.
- Và cũng tùy vào độ đặc của rượu người dùng có thể pha thêm rượu ở ngoài vào
- Cách này điều trị rất tốt những dấu hiệu về rối loạn tiêu hoá, bệnh liên quan tới đường ruột, phong tê thấp,…
Những điều cần chú ý trong sử dụng cây mật gấu
Cây mật gấu vẫn còn khá mới mẻ trong y học cổ truyền Việt Nam, nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây này nhưng lại phần lớn là của nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng hay thực nghiệm nào công bố về tác dụng của cây mật gấu.
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TP. Hồ Chí Minh cho biết thì cây mật gấu là 1 cây thuốc dùng để điều trị bệnh. Trong cây mật gấu có chứa chất kháng sinh, chất này vô cùng tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường, viêm gan, loãng xương và có thể ngăn ngừa được ung thư. Nhưng đã là kháng sinh thì bạn không nên tự ý sử dụng, không sử dụng quá liều và cũng không được sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài. Tốt nhất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Còn theo Dược sĩ Lê Kim Phụng – Giảng viên trường đại học Y dược TP. Hồ Chính Minh cho rằng, cây mật gấu dù rằng có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe mỗi người, nhưng nhiều người không biết, cứ sử dụng “vô tội vạ” về liều lượng cũng như là thời gian, và như thế là không nên. Theo dược sĩ cho biết, chỉ nên uống khoảng 2 tuần sau đó dừng lại và đợi 2 tuần cho tới 1 tháng sau mới được sử dụng tiếp.
Theo Viện Y học Dân tộc, trong lúc dùng cây mật gấu, cần thực hiện đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc cũng như là cần phải khám định kỳ, tiến hành những xét nghiệm để đánh giá thực trạng bệnh cũng như là chức năng gan, thận… Khi mới bắt đầu chỉ nên dùng liều thấp, và cũng không dừng đột ngột những thuốc đặc hiệu đang sử dụng (thuốc hạ áp, hạ đường…) và kiểm soát các triệu chứng bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng cho mọi người là 10g lá tươi (khoảng 3-5 lá) và 5-8g lá khô.
Trên đây là những kiến thức tổng quan cũng như là cách sử dụng cây mật gấu trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng cây mật gấu sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo sự chỉ dẫn của thầy thuốc trước khi sử dụng để có được liều dùng chính xác nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe