Cây lá ngón có thể những người thành thị hoặc sống trong các khu dân cư đông đúc sẽ không biết biết loại cây này. Bởi chúng chỉ mọc tại các vùng núi nước ta mà thôi. Vậy đâu là cách nhận biết loại cây này cũng như đặc tính của chúng ra sao sẽ được đề cập thông qua bài viết bên dưới.
Cây lá ngón là gì?
Đặc điểm nhận dạng cây lá ngón
Trong đời sống hằng ngày chúng còn được gọi là cây rút ruột, hồ mạn trường, cọ ngón, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo… Trước năm 1994 thì chúng được xếp vào nhóm họ loganiaceae. Tuy nhiên sau đó thì chúng là được xếp vào họ gelsemiaceae.
- Cây lá ngón là một loại thực vật thân quấn màu xanh có thể dài đến 12m. Phần thân có khía, cành non thì sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt và không có lông. Đến khi mọc đến giai đoạn trưởng thành thì chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.
- Ngoài ra các lá này sẽ mọc đối xứng nhau và có hình trứng hay hình trứng nhưng có mùi mác với đầu nhọn, mép nguyên xanh nhẵn dài khoảng 10cm. Đến giai đoạn nở hoa thì chúng mọc thành xim đầu cành hoặc là chồi ra từ kẽ lá.
- Mỗi bông hoa có màu vàng với số cánh là 5 và có hình phẫu. Khoảng thời gian nở hoa của chún kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 12 hàng năm. Sau đó là đến lúc kết trái, quả của cây lá ngón có hình thôn elip hoặc là hình trứng với kích thước khoảng 1cm2. Chúng khá nhẵn và không có lông bao quanh từ lúc hình thành. Tuy nhiên hạt nằm bên trong chúng thì lại có và mang màu nâu nhạt đặc trưng.
Phân bố
Như đã nói ở phần đầu thì đa số chúng được tìm thấy nhiều ở những vùng miền núi tại nước ta. Những tỉnh thành đó bao gồm: lào cai, hòa bình, lạnh sơn, tuyên quang. Không những thế mà một số nước cận nhiệt đới thuộc Châu Á thì loại cây này cũng có thể tồn tại và phát triển.
Hơn nữa đây cũng là một loài thực vật ưa sáng cho nên có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại những địa danh trên ở những bãi đất trống, ven đường hay bìa rừng.
Độc tính của cây lá ngón
Đây là một sự thật đã được chứng minh là chúng có thể giết chết các cơ thể sống. Điều này xảy ra là do trong lá ngón có chứa chất ancaloit trong toàn bộ từ đầu đến rễ. Với mức độc tính giảm dần từ rễ , lá, hoa, quả, thân cây.
Khi sử dụng các thí nghiệm đã kết luận được có khoảng 17 đơn phân của hợp chất ancaloit được nhận thấy. Chúng bao gồm: koumin, gelsamydin I, gelsemoxonin, gelsenicin, hydroxygelsamydin. Trong đó là koumin chiếm tỷ trọng cao nhất, cùng với đó là lượng độc tính của những chất còn lại được xác định là rơi vào khoảng LD50 theo tháng chuẩn của bộ y tế.
Triệu chứng ngộ độc lá ngón
Do cây lá ngón mọc chủ yếu ở vùng đồi núi cho nên các thông tin nhận biết chúng còn hạn hẹp. Cho nên đã có nhiều trường hợp người hoặc vật nuôi đã bị tử vong do ăn nhầm chúng. Nếu sau khi bạn ăn một loại rau mà có các biểu hiện dưới đây thì khả năng bị ngộ độc là khá cao:
- Đau bụng cực kỳ dữ dội, kèm theo đó là các biểu hiện của buồn nôn và nôn. Nếu người có thể trạng yếu thì còn có những triệu chứng như mệt mỏi, bí tiểu, nhiệt độ cơ thể giảm, mồ hôi đổ liên tục, các cơ trên cơ thể dần yếu đi.
- Biểu hiện tiếp theo mà bạn bị ngộ độc cây lá ngón có thể gặp sẽ xảy ra ở mắt. Với các dấu hiệu của việc sợ ánh sáng. Từ đó dẫn đến việc thường xuyên bị chói mắt, sụp mi do đồng tử bị giãn và liệt cơ hàm dưới.
- Hệ hô hấp là điều tiếp theo mà bạn cần chú ý khi những biểu hiện như thở yếu hay hơi thở yếu ớt. Trường hợp để lâu sẽ dẫn đến suy hô hấp tim đập nẹ, tụt huyết áp.Không cẩn thận sẽ làm tim ngừng đập tạm thời khiến cơ thể co giật liên tục.
Khi tất cả các biểu hiện trên cùng xuất hiện thì khả năng tử vong do liệt cơ và suy hô hấp là khá cao.
Ngộ độc lá ngón và cách xử lý
Theo phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa thì khi bị ngộ độc do ăn cây lá ngón thì điều đầu tiên cần làm thực hiện việc duy trì các chức năng sống của cơ thể. Trong đó quan trọng nhất là hô hấp, người nhà cần cho người ngộ độc nằm nghiêng, tiếp đến hút đờm rãi nếu có gây tắc cổ. Nếu có các dụng cụ chuyên dùng để thông thoáng đường thở như ống nội khí quản, máy thở là tốt nhất.
Tiếp đến là phải loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Trường hợp này chúng ta sẽ phải dùng mọi biện pháp để người bệnh có thể nôn hết ra. Nếu bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê thì phải dùng đến biện pháp rửa dạ dày tại các cơ sở y tế.
Kế đến là phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Trong những trường hợp độc tính của cây lá ngón quá nặng thì bác sĩ sẽ phải sử dụng than hoạt tính để hấp thụ hết chất độc nằm trong đường tiêu hóa.
Khi lượng độc tố đã được hạn chế thì những loại thuốc nhằm tăng huyết áp, cải thiện nhịp tim, lọc máu lợi tiểu sẽ được sử dụng cho bệnh nhân. Có một điều lưu ý là độc tố của cây lá ngón được hấp thụ rất nhanh chỉ khoảng 5 đến 10 phút là sẽ có biểu hiện ngay. Nếu không kịp thời sơ cứu và điều trị thì có thể bị tử vong sau 1 vài tiếng.
Tác dụng chữa bệnh của lá ngón
Một loại cây với độc tính cao như vậy thì dùng để chữa bệnh liệu có phải là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên tại Trung Quốc thì cây lá ngón được sử dụng điều trị những chứng bệnh ngoài da như eczema, nhiễm trùng răng, trĩ, hủi, mụn nhọt.
Tuy nhiên tại Việt Nam thì chưa có những phương thức về cách sử dụng loại cây này trong việc chữa bệnh. Cho nên mọi người không được tự sử dụng loại cây này khi có những chứng bên trên.
Đó là toàn bộ thông tin về loại cây lá ngón cũng về độc tính, đặc điểm nhận dạng, cùng tác dụng trong cuộc sống. Mong rằng chúng đã giúp cho bạn đọc có đầy đủ thông tin về chúng. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.