Sử dụng cây đinh lăng chữa gai cột sống là một trong những phương pháp trong dân gian quen thuộc với rất nhiều người bệnh. Cây được coi như là nhân sâm cho người nghèo với tính an toàn cao và công dụng vô cùng hiệu quả.
Tổng quan về cây đinh lăng
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Cây mọc cao có dạng bụi, thân trưởng thành cao từ 1.5-2m, thân nhẵn, mọc thẳng chứ không phân thành nhiều nhánh.
Lá của cây mọc theo hình so le, có nhiều bẹ, phiến lá xẻ thành 3 đường giống như hình của một chiếc lông chim.
Hoa của cây nhỏ, mọc chụm lại với nhau, có màu xám trắng. Quả có hình như quả trứng, thân dẹt, màu trắng bạc.
Do cây đinh lăng có khả năng tái sinh dưỡng, nên người ta thường trồng cây bằng cách giâm cành.
Người nông dân sẽ thường chọn những cành giá, chặt thành những đoạn nhỏ từ 15 đến 20cm, cắm xuống đất đợi đến khi cây mọc rễ.
Trồng đinh lăng sẽ thường chọn loại đất cao ráo, hơi ẩm, nhanh ráo nước và dễ trồng hơn thường vào tháng 2,4,8 và 10.
Hiện nay, trên thế giới loại cây này được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những loại sau đây:
- Đinh lăng lá nhỏ (còn gọi là sâm Nam Dương): là loại đinh lăng phổ biến nhất ở Việt Nam và thường được sử dụng nhiều trong các gia đình Việt.
- Đinh lăng đĩa có lá hình to tròn, dày, mép lá có giống như các vệt răng cưa.
- Đinh lăng lá răng có lá nở to, tách thành 3-4 múi và được trồng như là loại vật liệu trang trí cho bàn làm việc.
- Đinh lăng lá to còn được gọi là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ có lá to và mọc thành từng mảng dày hơn cây lá nhỏ.
- Đinh lăng lá tròn, lá to và xen kẽ giữa hai màu trắng và xanh vô cùng đặc sắc, sử dụng để trang trí trong sân vườn gia đình người Việt rất đẹp.
- Đinh lăng lá bạc thuộc dáng cây nhỏ, thường được trồng và bày bán dáng cây bonsai, khá đẹp và lạ mắt.
- Đinh lăng lá vằn thân nhỏ, có lá chụm vằn vện.
Cây có nguồn gốc từ những đảo ở Thái Bình Dương và thường được sử dụng để trang trí sân vườn của các gia đình hoặc ở các đình chùa.
Tuy nhiên, từ sau năm 1961, do biết được công dụng của loại cây này nên người ta đã trồng nhiều hơn ở sân bệnh viện, vườn thuốc.
Ở Việt Nam, cây được tìm thấy phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du như: Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai,…
Công dụng của cây đinh lăng với cơ thể người
Tất cả các bộ phận của loại cây này như: lá, thân, cành, rễ đều có công dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh.
Đặc biệt là lá và rễ cây chuyên trị các bệnh về xương khớp ở con người, nhất là bệnh gai cột sống đang “làm mưa làm gió”, gây nhiều khốn khổ cho người bệnh.
Tác dụng của lá cây
Lá của cây đinh lăng chứa ít nhất từ 8 – 10 loại dưỡng chất saponin oleanolic mới, có công dụng bồi bổ cơ thể, kháng lại tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra, lá cây còn có rất nhiều công dụng trong việc khử độc, kháng khuẩn, ngăn ngừa các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường với cơ thể con người, hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
Do đó, lá cây thường được sử dụng để ăn kèm các món ăn chính trong bữa ăn gia đình Việt hoặc sử dụng như là một bài thuốc chữa bệnh gai cột sống vô cùng hiệu quả.
Tác dụng của rễ cây
Theo dân gian, rễ cây cong queo, khi còn non có màu vàng nhạt, đến khi rễ già dần chuyển sang màu vàng sậm hơn.
Mặt ngoài của rễ nhăn nheo, có hình trắng xám, nhiều nếp gấp, nhiều lỗ và có vết tích của các rễ con mọc trồi xung quanh.
Do trong rễ cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhóm Vitamin thiết yếu nên thường được Y học cổ truyền sử dụng như là phương án trị bệnh đau nhức dây thần kinh, lợi tiểu và giảm các cơn đau do bệnh ở hệ thống xương khớp gây ra.
Bạn có thể sử dụng rễ đinh lăng ngâm rượu và sử dụng sẽ mang đến công dụng rất cao trong điều trị tình trạng gai cột sống.
Bài thuốc cây đinh lăng chữa gai cột sống
Bài 1: Rễ đinh lăng sắc thuốc

Chuẩn bị: Rễ đinh lăng già, 500ml nước sạch
Hướng dẫn thực hiện:
- Rễ đinh lăng mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Mang rễ cây đã rửa sạch xao trên chảo nóng đến khi thấy chuyển sang màu sẫm
- Tiếp theo, cho vào ấm sắc cùng 500ml nước đến khi còn 150ml nước thì tắt bếp
- Mang thuốc ra sử dụng ngay khi còn nóng
- Người bệnh khi sử dụng cần chia thuốc ra làm 3 lần uống đều đặn trong ngày
Với bài thuốc rễ đinh lăng xao nóng này, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong nhiều tháng mới có thể mang đến hiệu quả cao nhất.
Bài 2: Bài thuốc từ hà thủ ô, huyết rồng và cây đinh lăng chữa gai cột sống
Chuẩn bị:
- 12g rễ đinh lăng
- 8g huyết rồng
- 8g hà thủ ô
- Cùng với nhiều vật liệu thiết yếu khác
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên, để ráo nước
- Cho tất cả các vị thuốc vào sắc với một lượng nước vừa đủ, sao cho ngập miệng ấm
- Đun ở mức lửa nhỏ đến khi thấy còn khoảng 2 baft thuốc thì tắt bếp
- Khi sử dụng chia thành 3 lần để uống trong ngày
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng tối thiểu 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
Như vậy, bài viết trên đây đã đưa ra những bài thuốc từ cây đinh lăng chữa gai cột sống vô cùng an toàn và hiệu quả. Mong rằng bạn đọc có thể thực hiện những cách làm này để điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!