Cây bồ công anh là một loại cây mọc hoang nhiều ở Việt Nam. Cây bồ công anh vừa có thể làm thực phẩm, vừa làm đồ uống lại vừa làm một dược liệu có nhiều tác dụng đối với cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm sinh học và tác dụng của cây bồ công anh trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về cây bồ công anh
Cây bồ công anh là cây gì?
Cây bồ công anh hay còn gọi có những tên gọi khác là cây bồ cóc, rau diếp hoang, cây diếp dại, cây diếp trời, cây mũi mác. Tên khoa học của cây bồ công anh là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae.
Hình ảnh cây bồ công anh
Đặc điểm của cây bồ công anh
Cây bồ công anh là cây thân cỏ, thân không có lông, cao từ 1-3 m. Thân cây mọc thẳng, không cành.
Lá cây dài, mép có răng cưa. Khi bấm vào thân cây có dịch màu trắng đục tiết ra như sữa.
Hoa màu vàng hoặc màu trắng.
Phân bố
Bồ công anh được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á và phía đông Siberi. Cây mọc hoang nhiều ở ven đường, các sườn đồi hoặc vùng ven kênh rạch ao hồ. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam.
Cách trồng, thu hoạch và chế biến
Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng mẩu gốc vào tháng 3-4 hoặc tháng 9-10 hàng năm. Cây được thu hoạch về có thể để tươi sống chế biến thành rau ăn hoặc phơi khô để làm thuốc hoặc trà.
Phân loại hoa bồ công anh
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại 3 giống bồ công anh khác nhau là:
Cây bồ công anh Việt Nam
Cây có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc họ cúc (Asteraceae), được tìm thấy tại nhiều vùng đồng bằng và trung du miền núi Bắc Bộ. Cây thân cao từ 60-100cm, lá hình mũi mác, lá hơi nhăn và không có cuống. Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt. Cây sử dụng phần lá và cành, được thu hoạch vào tháng 6, tháng 7 hàng năm.
Cây bồ anh Trung Quốc
Cây có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loại cây này có nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Đặc điểm là cây rất lùn, thân cao tối đa 60 cm, lá mọc trực tiếp từ rễ lên, lá đơn, màu xanh lục, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới, mép lá hình răng cưa. Lá, thân và rễ của cây được thu hoạch làm thuốc chữa bệnh.
Cây chỉ thiên
Cây có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tuy nhiên, cây loại cây này chỉ được sử dụng trồng làm cảnh, làm rau ăn hoặc làm trà chứ không có tác dụng chữa bệnh. Một số vùng dân tộc còn gọi cây này là cây thổi lửa, cỏ lưỡi chó…
Thành phần và công dụng
Bằng các phân tính, người ta đã chỉ ra trong cây bồ công anh có nhiều thành phần dưỡng chất như: protein, chất xơ, vitamin A, C, E, K, B6, khoáng chất như sắt, magie, canxi, phot pho, kali, đồng, mangan…
Theo đông y, bồ cây anh có vị đắng, tính mát, đi vào kinh tâm, can, thận. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm. Các công dụng chính của cây bồ công anh đối với cơ thể là:
- Điều trị chứng tắc sữa, sưng vú.
- Ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thư.
- Là vị thuốc trong điều trị các bệnh đau dạ dày.
- Kích thích tiêu hóa, chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Giải độc, hạ men gan, lợi mật.
- Trị mụn nhọt, mưng mủ, mẩn ngứa.
- Trị rắn độc cắn.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh
Từ xa xưa, cây bồ công anh đã được sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh là:
Hỗ trợ điều trị ung thư
Theo khoa học, cây bồ công anh có hoạt chất taraxacum officinale có thể ức chế các khối ung thư. Chuẩn bị 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh, cây xạ đen 40g. Đem các nguyên liệu sắc với 1 lít nước, uống hết trong 5 ngày.
Điều trị tắc tia sữa, sưng vú
Cách 1: nấu 20g lá bồ công anh khô uống thay nước hàng ngày.
Cách 2: Đem lá bồ công anh tươi giã nát với muối, chắt lấy nước uống, còn bã đắp lên nơi bị sưng đau. Sau khoảng 2-3 lần dùng thì các triệu chứng sẽ đỡ đi nhiều.
Điều trị khó tiêu, đầy bụng, kích thích tiêu hóa
Đem 15g lá bồ công anh sắc với 1 lít nước, khi còn 400ml thì dùng, chia 2 lần uống hết trong ngày.
Điều trị đau dạ dày
Nguyên liệu:
- Lá bồ công anh khô, 20g
- Khôi tía khô 15g
- Khổ sâm khô 10g
Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang, uống liên tiếp trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày lại uống tiếp.
Điều trị mụn nhọt hoặc rắn cắn
Sau khi rút hết mủ và độc tố ra, đem lá bồ công anh giã nát rồi đắp lên chỗ bị thương. Đắp liên tục trong vòng 1 tuần.
Điều trị viêm túi mật
Đem 30g lá bồ công anh khô sắc lên uống mỗi ngày.
Chữa mắt đau sưng đỏ
Lá bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm họng
Bồ công 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm phổi, phế quản
Bồ công 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Bồ công anh làm thực phẩm
Ngoài làm dược liệu ra, bồ công anh còn được sử dụng rất nhiều làm thực phẩm, cụ thể là làm rau ăn. Đây là một món ăn ngon, mát, được rất nhiều người dân thôn quê yêu thích.
Nguyên liệu: rau bồ công anh tươi, tỏi, chanh, mắm muối, gia vị.
Cách làm:
Rau bồ công anh sau khi hái về rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn.
Tỏi bóc vỏ, đập dập. Đem mỡ đun nóng già rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho bồ công anh vào xào cùng. Đảo nhanh tay, rau bồ công anh chỉ cần chín tới là ăn được, không cần chín quá kĩ. Thêm gia vị vừa ăn rồi bắc ra, vắt lên một ít nước chanh, đảo đều rồi thưởng thức.
Bồ công anh pha trà
Khi thu hoạch bồ công anh với số lượng lớn, bạn có thể phơi khô để làm trà uống dần.
Trà lá bồ công anh: vào buổi sáng sớm, hái lá bồ công anh non rồi rửa sạch, đem hãm như hãm lá chè. Nếu không bạn có thể phơi khô, bảo quản kĩ để dùng dần.
Trà rễ bồ công anh: khi thu hoạch cây bồ công anh vào đầu xuân hoặc cuối thu người ta sẽ thu hoạch cả rễ. Rễ đem về rửa sạch, thái lát rồi phơi khô. Sau đó sao vàng, rồi mỗi ngày lấy ra một ít để đun lấy nước uống.
Trên đây là tất cả các thông tin về cây bồ công anh. Hy vong thông tin này là hữu ích đối với các bạn.