Cây bạch hạc một loài thực vật quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nhưng ngày nay tốc độ công nghệ hóa diễn ra khá nhanh mà loại cây này ít được biết đến hoặc sử dụng với những người thành phố. Dưới đây là cách nhận biết cùng những trường hợp có thể sử dụng chúng như một liều thuốc chữa bệnh.
Thông tin khái quát về cây bạch hạc
Đặc điểm nhận dạng
Hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như là bạch hạc linh chi, nam uy linh tiên, cây lác hay khiên cò. Còn trong nghiên cứu khoa học chúng được gọi là rhinacanthus nasutus được xếp vào họ ô rô acanthaceae.
Cây bạch hạc trong tự nhiên không mọc đơn lẻ mà sẽ tụm lại thành từng bụi to nhỏ khác nhau. Mỗi cây có chiều cao từ 1 đến 2 mét là loại cây rễ chùm. Những cây non thì phần thân nó có lông mịn với lá mọc đối xứng nhau và có cuống.
Lá có hình phiến trứng thuôn dài mặt trên khá nhẵn còn mặt dưới được bao phủ bởi một lớp lông mỏng và min. Vào thì kỳ ra hoa thì chúng mọc ra chủ yếu từ nách lá, cũng có thể là ở đầu hoặc thân tùy vào điều kiện khí hậu.
Đặc điểm lá cây bạch hạc cũng khá bắt mắt khi chúng có màu trắng và hình giống như một con chim đang bay. Thông thường hoa sẽ nở vào tháng 8, nhưng ngày nay điều kiện môi trường thay đổi theo đó từng vùng miền lại có thời gian nở hoa khác nhau.
Tác dụng của cây bạch hạc
Bằng các thí nghiệm khoa học sử dụng những công nghệ hiện đại mà đã tìm ra được những dưỡng chất rất tốt có trong giống cây này. Đó là flavonoid, acid amin, phenol, acid hữu cơ, tanin. Ngoài ra trong rễ cây còn có 2 loại naphtoquinon là rhinacanthin A và B. Cùng với đó là một lượng nhỏ các chất: lypeol, sitosterol, stiosteroi glucosid. Trong lá có thêm kali nitrat, acid chrysophanic, alcaloid, anthoyan.
Từ những thành phần kể trên mà cây bạch hạc được sử dụng vào những mục đích sau:
- Diệt ve cùng các loại ký sinh trùng với khả năng lên đến 80%
- Cao chiết suất từ cây thông qua cồn hoặc chlorofom sẽ giúp ngăn ngừa khả năng gây bệnh của các loại nấm như: Epidermophyton floccosum, trichophyton rubrum, microsposprum gypseum.
- Tương tự là cao ở dạng nước sẽ có tác dụng chống lại quá trình alkylhas hóa.
Công dụng chữa bệnh của cây bạch hạc
Các tác dụng trên sẽ được nghiên cứu và bào chế thuốc bởi các phương pháp tây y. Còn đối với các thầy thuốc Đông y thì đây cũng được coi là vị thuốc khá bổ ích. Theo họ thì loại cây này có ngọt nhạt, trung tính dùng trong những trường hợp cần thanh nhiệt giáng hỏa, nhuận phế, sát trùng, chống ngứa, chỉ khải, trừ phong thấp. Riêng phần rễ thì có mùi hơi hắc nhưng ngọt hơn so với thân.
Tác dụng với người mắc bệnh lao phổi
Là những người thường xuyên ho kèm theo biểu hiện đau rát có đờm. Đây có thể là triệu chứng ban đầu của chứng bệnh liên quan đến phổi. Nếu có thể sử dụng thì bạch hạc là một loại cây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng
Chỉ cần chuẩn bị khoảng 50g cây bạch hạc tươi đem đi rửa sạch. Tiếp đến cho vào nồi đun thành nước uống cùng với 15g đường phèn cho dễ uống. Thời gian đun càng lâu thì càng tốt, tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml nước thôi.
Chữa bệnh hắc lào, lang ben.
Nhờ vào công dụng diệt khuẩn kể trên mà 2 chứng bệnh này cũng có thể được khắc phục một cách nhẹ nhàng. Đối với cách làm này bạn cần chuẩn bị khoảng 500 gam chỉ rễ cây bạch hạc cùng với một chút rượu trắng.
Đối với rễ cây thì cần phải rửa sạch nhằm loại bỏ đất cùng các chất bẩn có thể bám vào. Tiếp đến là phải phơi trong điều kiện nhiệt độ cao. Đến khi nhận thấy chúng chuyển qua màu đỏ thì mang vào thái nhỏ. Kế đến ngâm cùng với rượu đã chuẩn bị trong một chai, lọ, chum… trong khoảng 2 đến 3 tuần là có thể sử dụng.
Sau khoảng thời gian trên thì hằng ngày người bệnh dùng 1 lượng rượu bạch hạc thoa lên vị trí bị hắc lào, lang ben. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sau khoảng 2 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực mà nó mang lại.
Người cao huyết áp cũng có thể sử dụng
Đặc là đối với những người gia hoặc thừa cân béo phì thường xuyên gặp phải tình trạng này. Thì đây là một loại thảo dược không khác gì một loài thuốc quý cả.
Do đây là một chứng bệnh nguy hiểm cho nên cần kết hợp thêm nhiều loại cây khác để tăng hiệu quả. Cần chuẩn bị 30 gam lá cây bạch hạc, 35 gam rễ cây xấu hổ, 45 gam lá cây vú sữa, 45 gam cỏ mẩn trần và với lượng rễ cây nhàu tương đương.
Các thực hiện khá đơn giản chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu kể trên vào nồi để sắc thành nước uống. Tất nhiên trước đó phải rửa sạch và để ráo nước chúng đã nhé. Cần phải uống thay nước lọc hàng ngày trong khoảng 15 ngày sẽ thấy được chỉ số huyết áp giảm hẳn khi tiến hành thăm khám.
Giảm đau do dây thần kinh tọa
Chuẩn bị 10 gam rễ cây bạch hạc cùng với 15 gam mỗi loại rễ cây lá lốt, ráy thục sơn, cỏ xước, ngải ứu, quế chi, vỏ quýt.
Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu kể trên rồi mang đi sắc thành nước uống cả ngày. Mỗi ngày cần uống thuốc với đầy đủ các thành phần và định lượng kể trên. Đến ngày hôm sau lại phải đúng các nguyên liệu đó cùng số lượng nữa.
Chứng phong tê thấp
Đây là lý do mà loại cây này được các nhà đông y đánh giá rất cao. Do những chứng bệnh liên quan đến xương khớp sẽ cực kỳ khó điều trị cũng như hạn chế biến chứng. Nhưng đối với cây bạch hạc thì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho một lần sắc thuốc khá phức tập. Bài thuốc bao gồm: rễ bạch hạc khoảng 12 game, 16 gam mỗi loại thổ phục linh, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, hy thiêm, ý dĩ , tỳ giải, cam thảo nam, cùng với đó là một lượng nhỏ quế chi.
Đối với các loại thảo dược trừ rễ cây bạch hạc phải rửa sạch thì những vị thuốc còn lại đã được bào chế để sử dụng ngay. Người bệnh dùng thang thuốc này đun với khoảng 1 lít nước trong vòng 1 tiếng thì bắc ra. Dùng nước đó uống cả ngày.
Tác dụng của cây bạch hạc thật là nhiều đối với một loại cây mà chúng ta coi là cây dại đúng không. Tuy nhiên các công dụng của nó chỉ áp dụng với người mắc bệnh nhẹ cũng như có sự kiên trì. Chúc bạn thành công.