Việc tìm hiểu kỹ về cấu tạo của đĩa đệm là một trong những biện pháp để tìm ra cách chữa hợp lý và phù hợp nhất dành cho những người mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay nhiều bệnh lý về xương khớp khác. Vậy thì đĩa đệm cấu tạo ra sao, chức năng của đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc có độ chắc chắn cao và có dạng thớ sợi xếp theo các vòng tròn đồng tâm. Bên trong có chúa phần nhân keo.
Đĩa đệm có tác dụng chính đó là giúp cơ thể vận động dễ dàng và linh hoạt hơn; hạn chế chấn động, xóc trong quá trình sinh hoạt và hoạt động thường ngày.
Cấu tạo của đĩa đệm
Cấu tạo của đĩa đệm gồm 3 phần chính. Mỗi phần đều được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau.

Nhân nhầy (nhân keo)
Nhân nhầy được cấu tạo chủ yếu từ Proteoglycans, chất này bao gồm các thành phần chính như:
- Chondroitin sulphates
- Kratos Sulphate
- Dermatan sulphate.
- Hyaluronic acid.
Ngoài ra, nhân nhầy có tính ngậm nước cao. Đối với trẻ em, phần nhân keo này có thể chứa tới hơn 80% nước. Theo thời gian và quá trình trưởng thành,, nhân keo mất nước dần. Ở người già chỉ còn hơn 60% nước trong nhân keo.
Môi khi gặp phải tác động, phần nhân này sẽ thoát nước ra bên ngoài để đĩa đệm có thể xẹp xuống và để lực phân tán đều ra khắp mặt đĩa đệm rồi sau đó triệt tiêu dần.
Khi có tác động, nhân keo thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và bị triệt tiêu dần. Khi lực tác động không còn nữa, nhân keo sẽ phồng lên và hút nước quay lại, làm cho đĩa đệm phồng to lên.
Bao xơ
Nhân keo được bảo vệ bởi một tổ chức bên ngoài có tên là bao xơ. Phần này được cấu tạo chính là từ các sợi collagen được kết nối thành vòng. Rất nhiều vòng collagen ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip bao lấy phần nhân keo. Các vòng collagen này cực kỳ dẻo và có độ đàn hồi cao.
Lớp ngoài của bao xơ bám lấy màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống. Lớp trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng.
Bên cạnh việc bảo vệ phần nhân keo, bao xơ còn có tác dụng chống lại các lực căng hướng ngang hoặc các lực vặn xoắn, đảm bảo giữ cho cột sống có thể giữ đúng được trục.
Tấm sụn tận cùng
Tấm sụn thận cùng là tên gọi của một bộ phận nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp bên ngoài cùng của bao sơ. Những tấm sụn này được cấu tạo chính từ canxi, collagen, nước và proteoglycans.
Công dụng chính của tấm sụn này là bảo vệ bề mặt của thân đốt sống và bề mặt sụn không bị ép vào bởi nhân dầy. Tấm sụn cũng là lớp bảo vệ đĩa đệm, không bị nhiễm khuẩn.
Chức năng của đĩa đệm là gì?
Với cấu tạo như vậy, chức năng của đĩa đệm bao gồm 3 chức năng quan trọng nhất của hệ thống xương khớp.
Phân tán và chịu lực
Khi cơ thể thực hiện các hoạt động bình thường hoặc vận động, các đốt sống sẽ xoắn, nén. Để giúp cho các đốt sống không bị tổn thương, đĩa đệm sẽ phân tán và chịu những lực tác động này. Qua đó, hạn chế tình trạng chấn thương của cột sống khi phải chịu những chấn động và lực khác nhau.
Nối các đốt sống thành một kết cầu chắc chắn
Để dây chằng, gân cơ xương có thể kết nối thành một khối chắc chắn thì đĩa đệm chính là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất.
Giảm xóc cho cơ thể

Nhân nhầy tuy không nén được nhưng có thể thay đổi hình dạng để giảm xóc chấn động (shock absorbing). Khi nhân nhầy bị ép, nó hơi bị xẹp xuống và truyền lực đến vòng sợi. Lực ép được truyền đồng đều cho toàn bộ vòng sợi và làm giảm sự đè ép trên thân đốt sống. Do đó đĩa đệm đảm bảo chức năng “giảm xóc” cho cơ thể, làm giảm nhẹ chấn động theo dọc trục cột sống do trọng tải.
Hỗ trợ trao đổi chất
Trong khi thực hiện trao đổi chất, quá trình này ở đĩa đệm sẽ rất khác so với hầu hết các bộ phận khác trên cơ thể.
Cơ chế trao đổi chất chính ở trên đĩa đệm không thông quan mạch máu mà bằng sự khuếch tán giúp cho các chất dinh dưỡng thông quan các màng của vòng sợi.
Để phòng tránh tổn thương đĩa đệm cần chú ý những gì?
Sau khi đã biết chức năng và cấu tạo của đĩa đệm thì chắc hẳn các bạn cũng đã đoán được đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xương khớp nói riêng cà cơ thể nói chung. Do đó, để hạn chế những tổn thương đĩa đệm có thể tới trong quá trình hoạt động, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao với cường độ hợp lý. Không tập các môn thể thao quá nặng, đòi hỏi nhiều động tác gây tác động đến đĩa đệm. Hãy tập luyện các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, đi bộ,…
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm thiểu áp lực lên đĩa đệm.
- Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các chất kích thích.
Như vậy, bài viết tìm hiểu về chức năng, cấu tạo của đĩa đệm đến đây là hết. Với những thông tin ở trên, hy vọng các bạn sẽ có cho mình những kiến thức thật đốt để bảo vệ và chăm sóc mình và người thân thật tốt. Xin cảm ơn!