Cảm giác nóng trong bụng có thể là triệu chứng khá thường thấy ở nhiều người nhưng tình trạng này cũng có thể là biểu hiện “chỉ điểm” những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến các cơ quan thuộc ổ bụng. Cùng tìm hiểu chính xác tình trạng này qua bài viết sau đây!

Cảm giác nóng trong bụng là bệnh gì?
Nóng trong bụng hay nóng rát trong bụng là 1 trong những tình trạng rất thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay.
Cảm giác nóng ran trong ổ bụng trên thực tế không phải là 1 bệnh lý mà là triệu chứng của 1 số bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc là biểu hiện của việc sinh hoạt, ăn uống không điều độ.
Phổ biến nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày gây ra tình trạng này là do vấn đề ăn uống.
Còn nếu tình trạng này nặng hơn, có thể bạn đã mắc 1 số bệnh lý về đường tiêu hóa trầm trọng nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến cảm giác nóng trong bụng
Nóng trong bụng là do các rối loạn cơ năng tạm thời hoặc thoáng qua.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý bởi tình trạng nóng trong bụng cũng hoàn toàn có thể đang chỉ điểm đến nhiều căn bệnh nguy hiểm trong ổ bụng.
Dưới đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến cảm giác nóng trong bụng thường thấy nhất:
Dư thừa dịch vị acid

Dịch vị acid có bên trong dạ dày là 1 trong những yếu tố hàng đầu làm cho người bệnh luôn cỏ cảm giác nóng rát, khó chịu sâu bên trong ổ bụng.
Thực phẩm gây dị ứng hoặc khó tiêu hóa
Những loại thực phẩm gây kích ứng cho cơ thể hoặc những loại thức ăn khó tiêu hóa làm cho người bệnh có cảm giác nóng trong bụng, đặc biệt là ở tại thượng vị sẽ cảm thấy đặc biệt khó chịu.
Chất uống chứa nhiều cồn

Thường xuyên sử dụng chất uống chứa nhiều cồn như: rượu, bia,… có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong thành dạ dày và là yếu tố chính gây ra cảm giác nóng rát bên trong ổ bụng.
Sở dĩ những chất uống chứa nhiều cồn có thể làm nóng bụng 1 phần là do cồn có chứa trong thành phần, phần còn lại là do những hợp chất trong rượu bia sẽ chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể con người.
Khi quá trình chuyển hóa chất xảy ra, 1 loại oxy hoạt tính sẽ ngăn chặn hầu hết quá trình oxi hóa ở các tế bào cùng các mô mềm chạy dọc theo đường tiêu hóa.
Sử dụng dược phẩm
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh mà chưa được chỉ định của các bác sĩ hoặc sử dụng thuốc không theo liều lượng, sử dụng không đúng cách,… sẽ làm phá hủy thành niêm mạc dạ dày của bạn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh không khoa học còn làm nguy hại cho sức khỏe cơ thể, tăng nguy cơ đau dạ dày khiến cho người bệnh luôn cảm giác nóng trong bụng.
Stress kéo dài
Việc thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu trong cuộc sống thường ngày làm cho dịch vị acid trong dạ dày tăng cao, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa.
Các bệnh lý khác
1 số bệnh lý khác ở hệ thống tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa,… có thể gây ra nhiều triệu chứng đau bụng, sốt, ăn không ngon, co thắt bụng, nóng trong bụng,…
Cảm giác nóng trong bụng đang “chỉ điểm” căn bệnh nguy hiểm nào?
Tình trạng này thường là triệu chứng của nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa dưới đây:
Nóng vùng bụng trên
Nóng vùng bụng trên có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc 1 số căn bệnh như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Trào ngược dạ dày thực quản
Do ảnh hưởng của các căn bệnh này cùng những vết loét và những thương tổn do acid dịch vị dạ dày gây ra mà bạn có thể cảm thấy nóng rát lan tràn toàn ổ bụng, cơn nóng lan rộng sang vùng thượng vị hoặc có thể lan sang 2 vai, 2 tay.
Nóng bụng dưới
Nếu thấy có triệu chứng nóng bụng dưới, có thể bạn đang mắc các bệnh lý sau:
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm ruột thừa
- Viêm loét vùng chậu
- Hội chứng Mittelschmerz
- Viêm túi thừa đại tràng
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm nhiễm đường tiết niệu
Khi thấy nóng trong bụng nên làm gì?
Đặc trị bệnh theo nguyên nhân
Do tình trạng nóng trong bụng có thể gây ra bởi 1 hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nên các bác sĩ sẽ đặc trị bệnh tùy thuộc vào lý do gây bệnh.
- Hội chứng ruột kích thích: Sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy, co thắt nhu động ruột, thuốc nhuận tràng,…
- Viêm ruột thừa: Sử dụng phương pháp nội soi để phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa.
- Viêm loét dạ dày: Sử dụng các thuốc kháng axit dịch vị, thuốc ức chế proton dạ dày, thuốc kháng histamin H2.
- Viêm loét vùng chậu: Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
- Lạc nội mạc tử cung: Can thiệp phẫu thuật theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Dùng kháng sinh để điều trị bệnh.
- Hội chứng Mittelschmerz: Sử dụng các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen,…
Hỗ trợ điều trị bệnh
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị bệnh từ Y học hiện đại, người bệnh cũng cần thực hiện các cách hỗ trợ điều trị để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm như:
- Cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, nhịn ăn, ăn kiêng
- Không ăn những thực phẩm quá cay nóng, đồ ăn chiên xào chứa quá nhiều dầu mỡ
- Thực hiện tập luyện thể thao đều đặn
- Không nên quan hệ tình dục cường độ quá cao với những bệnh về đường tiết niệu
- Uống thêm nhiều nước lọc mỗi ngày
Hy vọng rằng với những thông tin đúng đắn nhất về cảm giác nóng trong bụng ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có phương án khắc phục và hạn chế tình trạng này hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn vui và nhiều sức khỏe!