Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay trở thành căn bệnh phổ biến, những người độ tuổi trung niên, lao động nặng, ngồi nhiều, thừa cân là những đối tượng mắc bệnh cao nhất. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa thoát vị đĩa đệm lưng, cổ trong bài viết.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy (phần nhân bên trong) bị thoát ra khỏi bao xơ (vỏ bọc bên ngoài) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương.
Một đĩa đệm bị thoát vị khi các đốt sống xếp chồng lên đĩa đệm đó bị tổn thương. Đôi khi thoát vị đĩa đệm còn được gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc một vài đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, nó thể co giãn để giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo của đĩa đệm gồm 2 phần là vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong. Bao xơ là một lớp vỏ cứng nằm ở phía ngoài tiếp xúc trực tiếp với 2 thành trên dưới của 2 đốt sống mà nó bảo vệ. Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, có dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được.
Triệu chứng
Những biểu hiện của thoát vị đĩa đệm được thể hiện khác nhau qua từng giai đoạn bệnh.
- Rối loạn cảm giác xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
- Các lực của tay, chân giảm sút đáng kể.
- Xuất hiện những cơn đau khi cúi người, khi ho hoặc hắt hơi.
- Người bệnh khi thực hiện các hoạt động ngồi, đứng, nằm sấp, nằm nghiêng quá lâu cũng sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội.
- Có thể xảy ra rối loạn cương dương (với nam giới).
- Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi, tăng nhanh hơn khi vận động, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cảm giác tê nhức hoặc bỏng rát như bị những chiếc kim châm.
- Đau cánh tay hoặc chân. Nếu đĩa đệm bị thoát vị của bạn nằm ở thắt lưng, bạn thường sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất là ở mông, đùi và bắp chân.
- Cảm giác đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Những cơn đau sẽ tăng cường độ khi bạn hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, cười lớn.
- Vận động khó khăn hơn: triệu chứng này được biểu hiện rõ rệt khi bạn thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm thoát vị.
- Mất dần cảm giác: khi cầm nắm hoặc thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo thì sẽ được biểu hiện rõ.
- Tê bì chân, tay xảy ra trong một số trường hợp.
- Rối loạn đại tiện, tiểu tiện: khi nhân nhầy chèn ép vào rễ dây thần kinh thắt lưng sẽ gây ra rối loạn cơ thắt và đại tiểu tiện không tự kiểm soát được.
- Teo cơ xảy ra ở bắp chân hoặc bắp tay.
- Thoát vị đĩa đệm xảy ra trong một thời gian không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau dọc từ thắt lưng xuống chân.
- Sụt cân, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà tình trạng bệnh lý có thể diễn biến khác nhau.
Khi bạn nghi ngờ mình bị thoát vị đĩa đệm thông qua những biểu hiện trên hãy nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Đặc biệt, bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu như bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau ở lưng và cổ lan xuống cánh tay và chân kèm theo cảm giác tê cứng, ngứa ran và mệt mỏi.
Nguyên nhân
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do những yếu tố từ ngoại lực tác động như gặp phải tai nạn ảnh hưởng tới xương khớp. Nhưng đa phần nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do quá trình lão hóa của cơ thể. Sau đây là những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cụ thể:
- Do quá trình lão hóa của cơ thể con người khiến cho xương khớp yếu đi và dẫn tới tình trạng đĩa đệm bị tổn thương.
- Những tổn thương xảy ra do các tác động từ ngoại lực tới cột sống lưng như một tai nạn bất ngờ gây chấn thương nghiêm trọng đĩa đệm.
- Các tư thế hoạt động bị thực hiện sai cách khi đi, đứng, ngồi, nằm nghỉ ngơi,…
- Các bệnh lý tác động từ bên trong cơ thể như: viêm khớp, đau thần kinh tọa,…
- Tuổi tác: bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 – 50. Trải qua thời gian, vòng sụn nằm ở bên ngoài đĩa đệm bị xơ hóa khiến cho nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, đồng thời mất tính đàn hồi, khi đó nhân nhầy sẽ dễ dàng chui ra ngoài ống sống, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng.
- Chấn thương ở cột sống thắt lưng do tai nạn hoặc lao động nặng
- Lục tác động lực mạnh bất ngờ làm rách, lệch đĩa đệm.
- Các bệnh lý bẩm sinh ở cột sống như gù, vẹo xương cột sống, tình trạng gai cột sống cũng như các yếu tố di truyền khác hoặc đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ.
- Tình trạng hút thuốc sẽ làm giảm nồng độ của khí oxy cũng như các chất dinh dưỡng để nuôi các mô, xương, các đốt sống.
- Lao động khuân vác vật nặng, người bệnh ngồi hàng giờ sai tư thế, các hoạt động tập thể dục và thể thao được thực hiện không đúng cách
- Rò rỉ nhân nhầy thường là do hao mòn dần vì thực hiện các công việc chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian.
- Thoái hóa cột sống: là tình trạng xương khớp bị hao mòn và yếu đi do quá trình lão hóa của thời gian. Khi bị bệnh thoái hóa cột sống bạn sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn gấp 3 lần bình thường.
- Gai cột sống: là hiện tượng hình thành gai xương trên thành đốt sống. Các gai xương phát triển tới một kích thước lớn sẽ làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu chất canxi, ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc,…
- Hoạt động và làm việc sai tư thế: những công việc bê vác nặng được thực hiện không đúng tư thế có thể khiến bạn bị vẹo cột sống, tác động tiêu cực tới đĩa đệm.
- Bẩm sinh: những người khi mới sinh ra đã có một cấu trúc cột sống yếu thì tỉ lệ bị thoát vị đĩa đệm cũng sẽ cao hơn.
- Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến lực đè nén từ các đốt sống lên đĩa đệm cao hơn đáng kể.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đây là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở vị trí xương sống vùng thắt lưng. Khi đó nhân nhầy có thể chèn ép vào các rễ dây thần kinh hoặc tủy sống hướng ra trước, ra đằng sau hoặc lệch sang 2 bên vào thân đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia thành 2 loại chính dựa theo vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống này hay bị tổn thương nhất là đĩa đệm giữa đốt sống L4 L5 và L5 S1.
Những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là:
- Cảm giác đau đớn xảy ra liên tục tại thắt lưng
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sẽ kèm theo những cơn đau nhức lưng vùng thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
- Đau lan xuống vị trí mông và các mặt chân do đĩa đệm bị thoát vị ở các đốt sống thắt lưng gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh.
- Nếu như bệnh diễn ra trong một thời gian dài tiếp theo sẽ có thể dẫn tới hạn chế vận động, teo cơ, thậm chí là liệt ở một số bộ phận.
Thoát vị đĩa đệm L4-L5
Cột sống thắt lưng gồm có 5 đốt sống được kí hiệu lần lượt từ trên xuống là L1 L2 L3 L4 L5.
L4 L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng, cũng chính là 2 đốt sống phải hoạt động và chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động hàng ngày của con người. Chính vì thế hầu hết các tổn thương liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau đều xuất hiện rất nhiều ở 2 đốt xương sống này.
Vị trí nứt, vỡ vỏ bao xơ đĩa đệm có thể nằm ở trước, sau hoặc lệch sang hai bên tùy thuộc vào hoạt động của người bệnh. Việc xác định vị trí chính xác đĩa đệm tổn thương có vai trò lớn trong việc điều trị. Các bác sĩ chia thành các loại: thoát vị đĩa đệm L4 L5 thể trung tâm, lệch từ 3 – 8mm sang bên phải hoặc bên trái.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Đây là một vị trí khá đặc biệt khi đĩa đệm bị tổn thương nằm giữa đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng và đốt sống cùng. Vị trí cột sống cũng rất thường hay mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm chỉ sau đốt L4 L5. Đốt xương sống L5 là vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng, đốt xương S1 là đốt đầu tiên thuộc xương cùng cụt.
Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống này thường xuyên phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên cơ thể khi các vận động của con người, đặc biệt là khi hoạt động nặng nhọc diễn ra.
Loại bệnh này cũng rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 có nguy cơ chèn ép vào rễ dây thần kinh S1 làm hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp.
Cách phòng tránh
Khi muốn bê, nâng vật nặng từ dưới đất lên sẽ cần phải đặc biệt chú ý tới những tư thế của xương cột sống và thân mình. Các bạn cần chú ý giữ khoảng cách giữa các đồ vật đó với cơ thể, đồng thời phối hợp nhịp nhàng các động tác, cụ thể như sau:
- Hai bàn chân đặt cách nhau một khoảng cách đủ rộng để tạo ra chân đế vững chắc
- Thực hiện ngồi xổm xuống rồi gấp khớp gối với khớp háng, chú ý không cúi gập cột sống
- Bê đồ vật áp vào sát bụng, đồng thời căng cơ bụng ra
- Nâng các đồ vật lên bằng cách thực hiện hành động đứng dậy (lưu ý không sử dụng cơ thắt lưng để nâng)
- Hãy giữ cho cột sống của bạn luôn thẳng, không bị xoắn vặn
- Độ ưỡn từ đoạn thắt lưng nên được duy trì ở mức độ bình thường
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cổ bị thoát vị. Cột sống cổ được chia thành 6 đốt xương được kí hiệu lần lượt từ trên xuống là: C1, C2, C3, C4, C5, C6. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là hay gặp nhiều nhất.
Dấu hiệu nhận biết rõ rệt khi bạn bị bệnh là cảm giác đau nhức ở vùng sau gáy, vai , cổ. Sau đó những cơn đau sẽ lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay làm hạn chế vận động, giảm lực bóp bàn tay.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây ra tình trạng đau cổ và gáy. Nếu như bệnh khiến nhân nhầy thoát ra chèn ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay ở bên bị chèn ép.
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ, đầu kém linh hoạt. Nếu như để bệnh chuyển thành mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não và dẫn tới liệt nửa người.
Tình trạng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc và điều trị không phẫu thuật (điều trị bảo tồn) là đủ để giải quyết các triệu chứng thông thường.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Theo cơ chế sinh học thì một đĩa đệm khi đã bị thoát vị sẽ không thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn như lúc đầu. Các biện pháp điều trị bảo tồn bằng thuốc hoặc phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là các giải pháp tạm thời. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi nếu đĩa đệm có khả năng tự tái tạo hoặc cơ thể tự sinh ra đĩa đệm mới thay thế.

Tuy nhiên những bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm có thể chữa khỏi bệnh được trên 90% và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mãn tính có thể phải nhờ đến các phương pháp phẫu thuật. Trường hợp này sức khỏe có thể giảm sút nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nếu chữa trị thành công.
Những yếu tố tác động đến khả năng chữa khỏi thoát vị đĩa đệm:
- Người bệnh đang ở thời kỳ cấp tính hay mãn tính. Giai đoạn cấp tính sẽ có khả năng khỏi cao và tốn ít thời gian điều trị hơn giai đoạn bệnh mãn tính.
- Khi một đĩa đệm bị thoát vị nó đã trải qua một thời gian bị tổn thương rất lâu. Chính vì thế việc hồi phục của đĩa đệm cũng cần mất rất nhiều thời gian. Người bệnh cần giữ vững tinh thần lạc quan và sự kiên trì chống chọi với bệnh.
- Phác đồ điều trị: việc lựa chọn phương pháp phù hợp với bệnh nhân trong từng giai đoạn đóng vai trò then chốt khi chữa thoát vị đĩa đệm.
Thông thường một đĩa đệm bị thoát vị tuy không thể khỏi hoàn toàn nhưng sẽ tự lành theo thời gian. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Nếu như các triệu chứng không thuyên giảm trong một vài tháng, các bác sĩ có thể xem xét đến giải pháp phẫu thuật.
Cách chữa, điều trị thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều cách đơn giản để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian cũng như cây thuốc trong vườn nhà bạn, nếu bạn hiểu rõ về tác dụng của các loại và biết cách kết hợp với nhau ví dụ như : cây ngải cứu, cây lá lốt, tía tô, chìa vôi, xương rồng, củ nghệ, đu đủ, gạo lứt,…
Đây là những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam hoàn toàn tự nhiên vừa hiệu quả lại vừa an toàn, dược tính tự nhiên của các vị thuốc sẽ làm giảm quá trình xẹp đĩa đệm, thiếu dịch nhầy trong đĩa đệm gây ra các hiện tượng cọ sát tạo nên những cơn đau. Áp dụng những bài thuốc dân gian chữa từ lá lốt, tía tô và ngải cứu, cây chìa vôi đều đặn thường xuyên sẽ giúp bệnh thoát vị không còn cơ hội “hoành hành”
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 1 vài cách thông dụng và hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Theo các nghiên cứu, trong cây ngải cứu có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, các cinelo, thuyon, dehydro matricaria este giúp giảm đau dây thần kinh một cách nhanh chóng. Hơn nữa, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm rất đặc trưng, lá ngải có khoảng 0,2 đến 0,34% tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp. Đây chính là lý do tại sao người ta hay dùng ngải cứu để chữa các bệnh về xương khớp.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là cách đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả, giúp bạn thoát khỏi những cơn đau nhức.
Ngải cứu kết hợp cùng dấm gạo
- Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu to, 200ml dấm gạo.
- Thực hiện: Ngải cứu nhặt bỏ phần cọng già, mang rửa thêm dấm vào cho hỗn hợp vào nồi đun nóng rồi lót miếng vải xô chườm vào vùng đĩa đệm bị đau.
Có thể xoa hỗn hợp dọc theo cột sống lưng cho đến khi chúng nguội đi, đun nóng lại và tiếp tục chườm. Đến khi thấy hỗn hợp khô lại, không tiết ra nước nữa thì dừng.Thực hiện bài thuốc này tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, những cơn đau nhức xương khớp sẽ không thể làm phiền bạn vào giữa đêm nữa.
Ngải cứu và rượu trắng
- Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 2 chén rượu.
- Thực hiện: Ngải cứu thái nhỏ trộn đều với rượu rồi cho vào nồi xào nóng, dùng khăn mỏng chườm hỗn hợp vào chỗ đau kết hợp xoa bóp chữa tê tay chân rất tốt. Có thể băng cố định thuốc lại vị trí đau trong vòng 15 phút cũng được.
Mỗi ngày áp dụng cách trị thoát vị đĩa đệm này 2 lần sáng và tối. Bạn có thể tận dụng hỗn hợp này từ sáng, buổi tối chỉ cần đun nóng lại và chườm cho đỡ mất thời gian.
Ngải cứu và muối
Có lẽ đây là cách chữa thoát vị bằng ngải cứu phổ biến nhất. Vô cùng đơn giản bạn chỉ cần trộn ngải cứu với muối rồi đắp lên vùng lưng hoặc cổ đang bị thoát vị cho đến khi hỗn hợp nguội đi. Tiếp tục rang nóng chúng rồi chườm thêm 2 lần như vậy nữa là được.
Ngải cứu và quả bưởi
- Nguyên liệu: 300g ngải cứu phơi khô và 1 quả bưởi, 1 lít rượu.
- Thực hiện: Bưởi để cả vỏ thái thành từng lát mỏng, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi ngâm với 1 lít rượu.
Bạn có thể thêm 1 chút đường hoặc thay thế bưởi bằng chanh khô cũng được. Khoảng 2 tuần sau hỗn hợp rượu này sẽ dùng được. Mỗi ngày người bệnh thoát vị, mỏi vai gáy lấy ra uống 1 lần khoảng 20 ml.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt hay còn gọi là “nốt” hoặc ở những tỉnh Nam bộ gọi là “lá lốp” theo cách gọi của một số địa phương. Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot. Cây có chiều cao khiêm tốn chỉ khoảng dưới 50 cm. Mọc thẳng đứng hướng theo ánh sáng.
Lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm chữa các bệnh đường tiêu hóa, xương khớp đặc biệt là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm rất tốt.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt gồm có sữa bò 300ml, lá lốt tươi khoảng 40g. Lá lốt thái nhỏ, tốt nhất là cho vào chày giã nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó cho nước lá lốt này và sữa vào sắc ấm là có thể uống được, ngày uống từ 1 -2 lần, liên tục trong khoảng 1 tuần.
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Nguyên liệu:2-3 nhánh xương rồng,1 nắm muối hạt
Cách làm :
- Lấy xương rồng đã chuẩn bị đi rửa sạch sẽ, cắt bỏ hết các gai xung quanh xương rồng, cho vào cối đập dập rồi trộn đều với muối hạt
- Sau đó ta đem hỗn hợp trên mang đi sao trên chảo nóng hoặc nếu nhà bạn có lò vi sóng thì bạn có thể bỏ vào lò vi sóng trong vòng khoảng 1 phút. Tiếp đến bạn để hỗn hợp này ra ngoài cho nguội chút rồi dùng vải sạch bọc lại, rồi đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị. Bạn cần chú ý không nên để quá nóng vì khi đắp lên có thể dễ bị bỏng.
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng này đã được cha ông ta truyền lại từ xưa, bạn nên làm đều đặn hằng ngày.
- Nếu bạn làm đúng cách thì có thể chỉ sau từ 1 tới 2 tuần thì bạn có thể thấy các cơn đau và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thuyên giảm đáng kể.
Tiêm ngoài màng cứng
Biện pháp tiêm ngoài màng cứng thực chất là dùng kỹ thuật tiêm thuốc corticosteroid vào vị trí sát dây thần kinh cột sống hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống tủy sống với mục đích đưa vào trong màng cứng cột sống của người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.

Ưu điểm của tiêm ngoài màng cứng là giúp giảm viêm, đau, sưng tại những khu vực xung quanh vùng thoát vị đĩa đệm.
Thông qua đó gián tiếp giúp các rễ thần kinh được thoải mái hơn, không bị chèn ép bởi chất nhầy nữa.
Phương pháp này có thể áp dụng với rất nhiều trường hợp người bệnh, điển hình là trường hợp giúp người bệnh trì hoãn việc phẫu thuật mà không làm bệnh tình xấu đi.
Các tác dụng phụ sau quá trình phẫu thuật có thể xảy ra với bệnh nhân, thậm chí ở một số trường hợp người ta đã ghi nhận được là những tác dụng phụ đã xảy ra trong chính quá trình phẫu thuật.
Bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được biết đến là một trong những phương pháp công hiệu trong điều trị nhanh các triệu chứng như đau lưng, nhức mỏi xương khớp.
Khi bệnh còn nhẹ, mới phát hiện ra thì có thể điều trị hiệu quả, dễ dàng. Còn đối với người bị bệnh ở giai đoạn nặng, nghiêm trọng hơn thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.
Châm cứu
Châm cứu là một trong những kỹ thuật ứng dụng của y học cổ truyền. Mục đích là giúp lưu thông huyệt đạo, giảm thiểu các cơn đau do thoát vị gây ra.
Châm cứu còn được coi là cách chữa ít gây rủi ro và biến chứng nhất cho người bệnh so với các phương pháp điều trị khác.
Diện chẩn
Rất nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn nhờ sử dụng phương pháp diện chẩn mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Để khai thông hoạt động của các huyệt đạo thì thầy thuốc sẽ tác động lên những vị trí khớp đau trên người bệnh nhân.
Diện chẩn là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Phương pháp này tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi các thầy thuốc phải có kiến thức chuyên môn cực tốt mới có thể thực hiện được.
Cấy chỉ

Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo này có độ an toàn cao, ít để lại biến chứng, tỷ lệ bệnh tái phát cũng rất thấp.
Cách chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ là giải pháp hiệu quả, giúp người bệnh không cần phải phẫu thuật.
Phương pháp này sẽ tác động các huyệt vị để kích thích cơ thể tự sản sinh ra những chất có khả năng chống viêm, giảm đau, giúp cân bằng quá trình tạo – hủy xương, giảm áp lực khu thoát vị, giải tỏa sự chèn ép rễ thần kinh trong chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Sử dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ làm tiêu hủy phần mô bị thoát vị tại phần đĩa đệm bị thoát vị. Qua đó sẽ giảm đi khối nhân nhầy bị thoát vị rồi giảm đi những cơn đau nhanh chóng.
4 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhật
- Thuốc ZS chondroitin
- Thuốc glucosamine
- Thuốc bổ xương khớp P&Q
- Thuốc Bổ xương khớp Flex Power EX
Khi tới bệnh viện điều trị các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc sau:
- Thuốc giãn cơ decontractyl hoặc myonal
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: naproxen, ibuprofen
- Thuốc giảm đau: meloxicam, paracetamol
- Thuốc bổ sung omega 3 và vitamin
- Tiêm steroid ngoài màng cứng.
Chữa thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể giảm dần theo thời gian ngay cả khi không có sự can thiệp của thuốc hoặc phẫu thuật.
- Nghỉ ngơi: khi bạn cảm thấy đau đớn thì hãy nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm đau lưng và chân.
- Vật lý trị liệu.
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất: việc cung cấp đầy đủ chất canxi, chất xơ và các khoáng chất có trong rau củ quả, hải sản sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Chế độ luyện tập: người bệnh cần kết hợp thêm các bài tập thoát vị đĩa đệm tự vận động dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Mổ thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ được chỉ định khi tình trạng bệnh nhân quá nặng và các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng.
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thay đổi từ 1 đến 4 tuần tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng bệnh nhân được điều trị. Trong thời gian vài ngày sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội tại vị trí của vết mổ.
Bài tập
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, việc tập luyện đóng vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, đa số bệnh nhân đều ngại vận động vì lo sợ sẽ làm cơn đau tái phát. Các chuyên gia nhận định rằng: người bệnh nằm hoặc ngồi một chỗ không vận động trong thời gian dài sẽ khiến các nhóm cơ bị co cứng, làm kéo dài quá trình phục hồi sau điều trị.
Chính vì thế người bệnh nên luyện tập các bài tập thoát vị đĩa đệm song song với quá trình điều trị. Rất nhiều bệnh nhân đã áp dụng các bài tập mỗi ngày và có hiệu quả giảm đau rõ rệt, cột sống dần trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Ngoài việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải biết nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện bệnh.
Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Giàu protein
- Cung cấp đủ chất canxi
- Chứa nhiều Axit béo omega-3
- Dồi dào chất xơ
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng gì?
- Kiêng rượu, bia và các chất kích thích
- Kiêng chất béo và thực phẩm chứa quá nhiều đạm
- Không nên ăn những loại thực phẩm chứa purin và fructose
- Hạn chế thức ăn cay, nóng
Bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?
- Sữa bò
- Sữa đậu nành
- Các loại sữa công thức
- Sữa Anlene
- Sữa Ensure
Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 với chủ đề “Giải thoát khỏi căn bệnh Thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật”, Th.Bs Nguyễn Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu bài thuốc An Cốt Nam cho bệnh nhân trên cả nước và nhấn mạnh “Đây là xu hướng điều trị thoát vị đĩa đệm trong tương lai”.
Thực tế, An Cốt Nam không phải là một bài thuốc quá xa lạ với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Là một trong những công trình nghiên cứu thành công của các bác sĩ phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược, cho đến hiện tại An Cốt Nam đã mang lại ánh sáng cho hàng ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Điển hình như trường hợp của MC Quyền Linh. Chắc chắn chúng ta không còn xa lạ với nhân vật này, anh được mệnh danh là “MC quốc dân”. Khi đứng trên sân khấu, anh luôn tươi vui, mang lại tiếng cười và giá trị cho người dân, nhưng ít ai biết MC Quyền Linh đã có một khoảng thời gian dài đối mặt với căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều lần đi quay mà phải uống thuốc giảm đau liều cao mới ráng được. Nhưng nhờ việc kiên trì sử dụng An Cốt Nam, MC Quyền Linh đã chiến thắng được căn bệnh chỉ sau 30 ngày điều trị. Độc giả có thể lắng nghe tâm sự của MC Quyền Linh trong video dưới đây:
Không chỉ những bệnh nhân trẻ tuổi như MC Quyền Linh mới có cơ hội tiếp cận tới phác đồ điều trị của An Cốt Nam, ngay cả những người cao tuổi như cụ Cúc năm nay đã ngoài 80 (ngõ 29, Thịnh Hòa, Đống Đa, Hà Nội) cũng đã điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm nhờ bài thuốc này. Độc giả quan tâm có thể theo dõi hành trình chữa bệnh của cụ Cúc trên kênh Youtube của An Cốt Nam: https://www.youtube.com/channel/UCHtuRKPbt6v66shLYEK4xCA

An Cốt Nam với giá trị cốt lõi là những tinh hoa thảo dược nước nhà, cùng với cơ chế 3 tác động. Lộ trình gồm 10 ngày uống thuốc trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể, 10 ngày cao dán sẽ đưa các dưỡng chất vào sâu trong sụn khớp. Kết hợp vật lý trị liệu sẽ đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh. Đả thông kinh lạc, khu phong trừ thấp, giải phóng chèn ép rễ thần kinh và đưa dưỡng chất phục hồi sụn khớp.
Như vậy, qua sự tư vấn của Th.BS Hoàng Khánh Toàn, chúng tôi đã giới thiệu đến độc giả cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật nhờ bài thuốc An Cốt Nam của Tâm Minh Đường.
Không còn nỗi lo thoát vị đĩa đệm
(Bấm gọi trực tiếp để được tư vấn miễn phí!)
Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc: