Vẹo cổ (cách gọi khác là: sái cổ, trẹo cổ, nghẹo cổ) là tình trạng cổ bị lệch, vẹo sang một bên trái hoặc phải.
Bệnh sái cổ có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt là tình trạng vẹo cổ cấp ở trẻ em.
Trong những năm gần đây bệnh đang có xu hướng gia tăng với biểu hiện là bé bị vẹo cổ nghiêng đầu điển hình.
Vẹo cổ là bệnh gì ?
Khái niệm
Chứng vẹo cổ là tình trạng rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt này dẫn đến sự dịch chuyển bất thường của cơ cổ, làm cho đầu bị nghiêng sang một bên.
Tình trạng vẹo cổ, sái cổ, đau cổ thường xảy ra sau khi ngủ dậy hoặc sau khi lao động quá sức có sự tác động mạnh đến vùng cổ, một số trường hợp hi hữu có thể xảy ra do trúng gió. Tuy nhiên đáng sợ nhất vẫn là vẹo cổ cấp do biến chứng ở cột sống mà khi đó người ta sẽ gọi là bệnh vẹo cổ.

Bệnh nghẹo cổ là một dạng bệnh lý rối loạn vận động do sự ảnh hưởng của tình trạng rối loạn co thắt cơ ở cổ gây ra. Cụ thể khi các vùng cơ trơn ở cổ bị chèn ép, sang chấn mạnh sẽ dẫn đến khả năng rối loạn, giảm tính phục hồi hoặc biến chứng của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Đối tượng
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Vẹo cổ cũng thường xảy ra trong độ tuổi trung niên và ở phụ nữ là nhiều hơn so với nam giới.
Bệnh vẹo cổ ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh thường dễ tác động và điều trị hơn so với những người lớn tuổi.
Triệu chứng
Những biểu hiện hay gặp

- Co giật mất kiểm soát ở cơ cổ tạo ra những chuyển động cùng tư thế đầu và cổ bất thường theo từng cơn co giật trong suốt thời gian dài.
- Cơn co giật có thể làm đầu, cổ nghiêng về nhiều hướng. Anterocollis có nghĩa là đầu bị cúi xuống trước ở tư thế gập cổ. Retrocollis: đầu bị ngửa về phía sau ở tư thế duỗi. Laterocollis: là đầu bị nghiêng sang một bên vai.
- Trẹo cổ do co thắt cơ dẫn đến đau và làm cho bạn có cảm giác cơ cổ thắt chặt lại.
- Gặp khó khăn trong việc nuốt và có thể đi kèm với cơn đau dọc cánh tay.
- Cổ bị co cứng cũng có thể xảy ra
- Tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, làm nhiều người trầm cảm, tự ti với xã hội vì tư thế nghẹo cổ và những cơn co giật của mình.
Khi nào nên đi khám
Hãy ngay lập tức đi khám ở các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có những triệu chứng của vẹo cổ, điển hình là đau và cảm giác cơ vùng cổ bị co thắt, hay cụ thể nhất là tư thế cổ bị gập, nghiêng.
Nguyên nhân
Bị vẹo cổ thường xảy ra do những yếu tố đặc biệt, có thể là do độ tuổi, do thói quen xấu, do thoái hóa…
Bị sái cổ do thoái hóa đốt sống cổ ở người lớn

Tình trạng bị nghẹo cổ cấp ở người lớn thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên hoặc người cao tuổi, nữ giới có tỉ lệ bị sái cổ nhiều hơn nam. Chứng trẹo cổ ở người lớn là một hậu quả điển hình của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Khi thoái hóa đốt sống cổ các dây thần kinh, các cơ trơn sẽ bị các đốt sống chèn ép, đè nén bởi lúc này vị trí các đốt sống đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu, sau một thời gian người bệnh sẽ thấy các biểu hiện nghiêng đầu, sau đó dần dần là vẹo cổ hẳn về một phía.
Do trúng gió
Trúng gió vẹo cổ cũng là tình trạng hay gặp phải. Bình thường, những người bị trúng gió cảm nhận được những cơn đau cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm theo dấu hiệu sái cổ, trẹo cổ, đau nhức toàn thân. Trong nhiều trường hợp nặng thì có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7, dẫn đến liệt 1 bên, méo mồm, tăng tiết nước bọt hay là mắt nhắm không khít.
Những người có nguy cơ bị trúng gió là:
- Người có sức đề kháng yếu, ít vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Trẻ em và người già.
- Người đã hoặc đang mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường huyết, huyết áp,…
Vẹo cổ ở trẻ em

Trẻ em bị vẹo cổ cũng là một trong những đối tượng khá phổ biến, tuy nhiên vẹo cổ cấp ở trẻ em thì không phải do thoái hóa bởi cột sống (lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển) mà nguyên nhân chính được xác định do:
- Quá trình vận động, vui chơi trẻ gặp phải các chấn thương ở vùng đốt sống cổ
- Do nằm ngủ sai tư thế, ngủ không đúng cách
- Do ngủ gật quá nhiều: Việc ngủ gật trên lớp, tại nhà quá lâu cũng rất dễ khiến trẻ bị sái cổ
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ là một đối tượng đặc biệt. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh theo đó một trong các nguyên nhân đầu tiên là do di truyền, yếu tố này rất ít khi gặp và người ta chỉ chú ý đặc biệt tới những nguyên nhân:

- Do cơ giữa xương ức hoặc hộp sọ trẻ bị kéo giãn
- Do chịu những tác động nhỏ đến cổ trong quá trình chào đời
- Hoặc có những trường hợp do dị tật đốt sống cổ
- Do hội chứng Klippel-Feil
Biểu hiện thường thấy của tình trạng sái cổ ở trẻ sơ sinh là bé bị vẹo cổ nghiêng đầu sang một bên mỗi khi ngồi thẳng hoặc lúc đứng, sau khi ngủ dậy…
Chữa trị
Đối với trẻ em
Vẹo cổ ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh thông thường sẽ được điều trị bằng việc áp dụng các bài tập kéo căng hoặc nẹp cố định vị trí vùng cổ nhờ những loại gối hoặc nẹp chuyên dụng.
Có một mẹo khác là các bậc cha mẹ nên tập cho trẻ có thói quen nghiêng đầu thể dục với bên đối diện với phía vẹo cổ. (Ví dụ: bé bị vẹo cổ nghiêng đầu sang trái thì tập cho bé nghiêng đầu sang phải và ngược lại)
Đối với người lớn
Đối với bệnh vẹo cổ ở người lớn thì ngoài việc thực hiện các bài tập chức năng tác động đến đốt sống cổ thì việc sử dụng thuốc và bổ sung thực phẩm để phòng tránh và chữa trị thoái hóa đốt sống cổ là cực kì quan trọng.

Khi bị trúng gió vẹo cổ, bạn có thể tự cải thiện được tình trạng vẹo cổ bằng cách áp dụng phương pháp bấm huyệt:
- Dùng ngón tay nhẹ nhàng day ấn vào vùng cổ vai để có thể tìm ra được các điểm đau nhiều (áp thống điểm).
- Sau đó dùng ngón tay cái hoặc là ngón giữa để day ấn các điểm này trong vài phút.
- Chú ý với mỗi điểm đều phải dùng lực vừa phải, khoảng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong 5 giây. Thực hiện khoảng 3 – 4 lần là được.
- Khi day ấn, cảm giác đau nhức thường có xu hướng tăng, và lúc này bạn không được giảm cường độ tác động.
- Tiếp theo, dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt lạc chẩm trong vài phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Vị trí huyệt lạc chẩm nằm ở mu bàn tay (như hình minh họa ở trên) nằm giữa hai xương bàn tay 2 và 3, trên khớp xương bàn – ngón khoảng 0,5 thốn (một thốn ở người trưởng thành là từ 2 – 2,2 cm). Khi day ấn, có cảm giác đau tức.
Bài thuốc Đông y chữa dứt điểm bệnh vẹo cổ do thoái hóa đốt sống cổ gây nên
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra tình trạng vẹo cổ là bệnh lý phức tạp, nếu chỉ chữa bằng các phương pháp đơn lẻ thông thường thì sẽ rất khó trị dứt điểm. Do đó, cần có một giải pháp toàn diện, đa chiều như phác đồ trị liệu An Cốt Nam của nhà thuốc Tâm Minh Đường – An Dược.

Phác đồ trị liệu An Cốt Nam là sự kết hợp của 3 yếu tố bao gồm: Thuốc uống thảo dược chữa trị bệnh từ bên trong, cao dán giảm đau tạo ra tác động từ ngoài vào và vật lý trị liệu giúp nhanh chóng phục hồi chức năng xương khớp, tạo điều kiện để thuốc ngấm sâu vào cơ thể.
Trải qua nhiều năm ứng dụng, An Cốt Nam đã điều trị thành công cho hàng trăm hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, bác sĩ Toàn cũng khẳng định An Cốt Nam là xu hướng điều trị theo hướng bảo tồn hàng đầu hiện nay.
Bài thuốc uống An Cốt Nam có thành phần từ các loại thảo dược đặc trị thoái hóa (Hương nhu tía, Bí kỳ nam, Sâm ngọc linh…) với tác dụng bổ chính khu tà, thông kinh hoạt lạc. Cao dán có thành phần Đại hồi, Địa liền, Quế chi… hỗ trợ cho bài thuốc uống. Tác động trực tiếp lên vị trí đau nhức giúp giảm tình trạng co cứng cơ, sưng viêm.
Bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ chuyên biệt và vật lý trị liệu tại nhà thuốc do chính các chuyên gia xương khớp đầu ngành nghiên cứu và thực hiện. Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ khi kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu và bài thuốc sẽ tạo nên tác dụng “Nội ứng, ngoại hợp” đẩy nhanh hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Trong năm 2018, nhà thuốc vinh dự nhận được cúp và bằng khen “Thương hiệu An toàn vì sức khỏe cộng đồng” do chính người tiêu dùng bình chọn. Đây là động lực và cơ sở để người bệnh thêm tin tưởng sử dụng bài thuốc, trong đó có cả những nghệ sĩ, MC nổi tiếng.
Kết Luận
Bệnh vẹo cổ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
Bất kể người bị nghẹo cổ là trẻ em hay người lớn thì việc can thiệp kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi nhất chữa bệnh thành công.
Để có thêm thông tin chi tiết hơn về bệnh, mời các bạn xem thêm video dưới đây:
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437