Bệnh thận là một trong những căn được xếp vào những căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa và điều trị một cách kịp thời. Bệnh thận thường không xảy ra triệu chứng gì cho tới khi bệnh đã tiến triển. Vậy nên vấn đề phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng. Thận được coi là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể người, khi thận bị suy giảm chức năng nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy thận và cuối cùng sẽ phải điều trị theo hướng chạy thận và ghép thận mới có thể duy trì được sự sống.

Cũng giống như những căn bệnh khác việc phòng ngừa là yếu tố quan trọng để phòng tránh bệnh thận. Bạn hãy chú ý hơn tới sức khỏe của bản thận, lắng nghe những biểu hiện của cơ thể dù là những thay đổi nhỏ nhất, những thay đổi bất thường liên quan đến chức năng của thận.
Theo thống kê của Hội Thận học Quốc tế, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 10% dân số mắc bệnh thận mạn tính. Ở Việt Nam, có khoảng 10 triệu người bệnh thận mạn. Trong đó, khoảng 30% số người mắc bệnh thận yếu do khói thuốc lá. Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thất thường, không khoa học cũng có tỉ lệ mắc bệnh này rất lớn.
Tìm hiểu về chức năng của thận
Chức năng chủ yếu của thận là giúp giữ cho cơ thể bạn luôn cân bằng những thành phần sinh, hóa học bên trong cơ thể. Cụ thể như sau:
- Xử lý nước tiểu. Thận có tác dụng lọc các chất thải của nước ở trong cơ thể qua việc tạo ra nước tiểu để đào thải ra bên ngoài. Chất thải có thể đến từ một số loại thực phẩm, các loại thuốc và thậm chí chỉ cần hoạt động cơ bắp của bạn.
- Cân bằng khoáng chất. Cơ bắp, mạch máu, dây thần kinh, xương trong cơ thể cần có một lượng khoáng chất chính xác ở trong máu mọi lúc. Thận cảm nhận được mức độ khoáng chất trong máu của bạn. Nó giúp giữ lại những chất cần thiết và đào thải phần còn lại vào bàng quang dưới dạng nước tiểu.
- Kiểm soát huyết áp. Thận giữ nước và lượng muối được cân bằng trong máu. Ngoài ra thận sẽ tạo ra một loại enzyme để giúp các mạch máu căng ra để tăng huyết áp khi bị giảm quá thấp. Tình trạng huyết áp cao có thể gây hại cho thận và gây ra bệnh CKD. Hoặc ngược lại CKD có thể gây ra huyết áp cao. Giống như câu chuyện con gà và quả trứng, thật không dễ dàng để biết được cái nào có trước.
- Giúp bạn tạo ra những tế bào máu. Mỗi tế bào trong cơ thể bạn cần một lượng oxy để sống và những tế bào hồng cầu chứa nó. Nếu như cơ thể có quá ít tế bào hồng cầu (tình trạng thiếu máu), thận của bạn sẽ sinh ra một loại hormone ( erythropoietin – EPO). EPO tác động tới tủy xương của bạn để giúp tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu hơn. Nếu như thận không hoạt động tốt sẽ tạo ra ít EPO hơn.
- Giữ cho xương của bạn luôn khỏe mạnh. Bạn cần một lượng canxi phù hợp trong máu mọi lúc để có thể tồn tại. Xương được coi như là một ngân hàng lưu trữ lượng canxi và phốt pho. Khi bạn cần nhiều canxi, thận sẽ tiết ra một loại hormone để cung cấp. Bổ sung vitamin D sẽ giúp đường ruột của bạn hấp thụ lượng canxi từ thực phẩm. Nếu như các hormone không hoạt động, cơ thể bạn sẽ tự động rút canxi ra khỏi xương, việc này khiến xương yếu đi và dễ bị gãy hơn.
- Giúp giữ cân bằng axit và bazơ trong cơ thể. Độ pH trong cơ thể con người nên được giữ ở gần mức trung tính. Đôi khi có thể là tính kiềm hoặc bazơ cao hơn một chút (7,38 đến 7,42). Nếu như độ pH quá cao hoặc quá thấp có thể gây tử vong. Thận sẽ cùng với với phổi giữ mức độ pH sao cho phù hợp nhất.
Trong cơ thể chúng ta ai cũng đều có 2 quả thận nằm ở 3 vị trí đối xứng nhau. Thận có 3 chức năng chính đó là:

- Giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để suy trì tốt hoạt động bình thường. Nhất là Kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và các cơ. Việc mà cơ thể có quá nhiều Kali hoặc quá ít Kali cũng có thể gây ra yếu cơ và các vấn đề về tim mạch.
- Loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các sản phẩm giáng hóa của protein trong các loại thực phẩm như ure, creatinine (tạo ra trong quá trình vận động của cơ bắp).
- Giải phòng hormone thiết yếu vào máu như renin để giúp cho cơ thể điều hòa huyết áp một cách ổn định nhất, Erythropoietin (EPO) giúp cho tủy sống tạo hồng cầu và hoạt hóa tốt Vitamin D để có thể hấp thu canxi trong thức ăn nhằm tăng mật độ canxi cho xương giúp xương chắc khỏe.
Đối tượng hay mắc bệnh thận
Một số người có khả năng cao mắc bệnh thận hơn so với người bình thường đó là những người mang trong mình những bệnh lý như: Bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, viêm cầu thận, một số những bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh phì đại và ung thư tiền liệt tuyến, dùng một số loại thuốc giảm đau khác viêm trong một thời gian dài.
Bệnh thận không gây ra những triệu chứng cho đến khi bệnh đã tiến triển. Để có thể phát hiện sớm được căn bệnh này bạn cần chú ý có 3 cách để thử: thử nước tiểu, thử máu và đo huyết áp thường xuyên.
Triệu chứng bệnh thận
Khi bệnh thận có chiều hướng xấu đi thì những vấn đề dẫn tới việc cơ thể bị ảnh hưởng đó là: Thiếu máu, những bệnh liên quan tới xương khớp, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.
- Bệnh thận gây tăng huyết áp: Không chỉ là nguyên nhân chính gây bệnh suy thận mạn mà còng để lại những hậu quả của bệnh thận như gây tổn thương cho tim mạch. Suy thận có tác động lớn tới huyết áp vì thận lúc này không còn duy trì tốt được sự cần bằng dịch cũng như huyết ap trong cơ thể. Khi dịch bị ứ đọng ở phổi có thể gây khó thở và suy tim do sung huyết.
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Bệnh thận gây tổn thương thần kinh làm xuất hiện triệu chứng yếu chân tay hoặc có cảm giác râm ran như có kiến bò, cảm giác nóng rất hay khó chịu, bứt rứt ở bàn chan, cẳng chân, dáng đi bị thay đổi.
- Thay đổi trên da: Nghe có vẻ như triệu chứng này không liên quan tới bệnh thận, các triệu chứng như ngứa da, khô da hoàn toàn có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Theo như một số thông tin từ trung tâm nghiên cứu Thận của Mỹ cho biết :” Nếu thận không thể loại bỏ được các chất thải trong máu, sự tích tụ các chất thải có thể gây ra những dấu hiệu phát ban và ngứa”. Vì vậy, bạn hãy chú ý nếu cơ thể bạn ngứa mà không rõ nguyên nhân hoặc có dấu hiệu phát ban nặng thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có thể kiểm tra tốt sức khỏe của thận.
- Hiện tượng phù nề ở các chi do bệnh thận gây ra: Theo như các chuyên gia đầu ngành của Viện Giáo Dục Y Tế thì khi thận không loại bỏ được lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, hoặc ở mặt, và tay. Biểu hiện phù nề có thể xuất hiện ở bất kì đâu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Điều quan trọng là nếu bạn thấy sự xuất hiện của phù nề ở các chi thì bạn nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
- Cơ thể có cảm giác ớn lạnh: Thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra một loại hormone nhắc nhở cơ thể tạo ra các tế bào máu đỏ mang oxy. Bệnh thận có thể gây ra những gián đoạn việc sản xuất ra hormone này và gây ra bệnh thiếu máu. Thiếu máu và bệnh thận rất có thể dẫn tới hàng loạt các triệu chứng bao gồm cảm giác cơ thể ớn lạnh. Vậy nen nếu bạn cảm thấy lạnh ngay cả khi ở trong phòng ấm thì rất có thể bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh thận.
- Ăn không ngon miệng: Thông thường thì mất cảm giác ngon miệng khi ăn là một trong những tác dụng phụ xảy ra khi bạn giảm cân. Nhưng nếu ăn không ngon miệng trong một khoảng thời gian chắc chắn nó đang nhắc nhở bạn là bạn đang mắc một căn bệnh nào đó. Nếu triệu chứng này thường xuất hiện và đi kèm với triệu chứng khác thì khả năng bạn mắc bệnh thận sẽ càng rõ ràng hơn.
- Hơi thở có mùi hôi: Hơi thở có mùi là do cơ thể xử lý chất thải trong cơ thể không được tốt. Nếu kèm theo những biểu hiện thay đổi khẩu vị hoặc sợ những thực phẩm giàu protein như thịt thì bạn có thể phải suy nghĩ tới vấn đề do thận đang gặp phải vấn đề gì đó.
- Việc tiểu tiện gặp khó khăn: Thận có vai trò tạo ra nước tiểu, do đó bất kì những thay đổi nào trong quá trình tiểu tiện như: màu sắc, tần suất đi, lượng nước tiểu, cảm giác khi đi,… tất cả những thay đổi này chắc chắn đều có liên quan tới thận. Một số những dấu hiệu thay đổi như đi tiểu thường xuyên và tiểu nhiều vào ban đêm hoặc số lượng nước tiểu nhiều hơn hay ít hơn so với bình thương, có bọt hoặc có máu trong nước tiểu, tiểu khó,… đều là những dấu hiệu liên quan tới bệnh thận cần phải chú ý.
- Cơ thể mệt mỏi: Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thận là mệt mỏi. Đó là do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu bởi vì nếu thận của bạn khỏe mạnh sản xuất ra lượng hormone giúp sản xuất các tế bào mái đỏ. Nếu cơ thể bạn gặp mệt mỏi, ngay cả việc ngủ ngon sau một đêm, thì đây là dấu hiệu mà cơ thể đang nhắc bạn. Nên đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ.
10 Dấu hiệu rõ rệt của bệnh thận
- Bạn mệt mỏi hơn, ít năng lượng hơn, không thể tập trung được. Sự suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất ở trong máu. Điều này thường khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và mất tập trung. Ngoài ra, một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, gây ra thể trạng yếu và mệt mỏi.
- Khó ngủ. Khi thận lọc không đúng cách, độc tố sẽ ở lại trong máu thay vì rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tình trạng này có thể gây ra triệu chứng khó ngủ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được có một mối liên hệ giữa béo phì và bệnh thận mãn tính. Hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khá phổ biến ở những người mắc bệnh thận mãn tính.
- Da khô và ngứa. Như ở phần đầu bài viết đã nói, thận giúp cơ thể làm rất nhiều công việc quan trọng. Thận loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn, giúp tạo ra những tế bào hồng cầu, giúp cho xương chắc khỏe hoạt động để duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh thận đang tiến triển. Khi đó thận không còn giữ cân bằng được các khoáng chất và dinh dưỡng có trong máu.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Khi bạn cảm thấy buồn đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc thận bị tổn thương, nó gây ra sự gia tăng ham muốn đi tiểu. Đôi khi điều này có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Đi tiểu ra máu. Thận khỏe mạnh sẽ giữ những tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu, nhưng khi bộ lọc của thận bị tổn thương thì các tế bào máu này có thể bắt đầu rò rỉ ra nước tiểu. Ngoài khả năng đây là triệu chứng bệnh thận, máu trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hay nhiễm trùng.
- Nước tiểu có nhiều bọt. Bong bóng (bọt) sinh ra quá nhiều trong nước tiểu – đặc biệt là bọt mà bạn phải xả nhiều lần trước khi chúng hết hẳn chỉ ra rằng lượng protein có nhiều trong nước tiểu. Bọt này có thể trông giống như bọt mà bạn nhìn thấy khi đánh trứng vì albumin cùng loại protein có trong trứng.
- Xuất hiện bọng mắt dai dẳng quanh mắt. Protein có trong nước tiểu là dấu hiệu sớm cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương, khiến cho protein rò rỉ vào nước tiểu. Bọng quanh mắt bạn thường là do thực tế thận của bạn đang rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu, thay vì cần giữ nó trong cơ thể.
- Mắt cá chân và bàn chân tự nhiên bị sưng. Chức năng thận giảm dẫn đến lượng natri bị giữ lại, gây sưng ở chân và mắt cá chân. Hiện tượng sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan hoặc các vấn đề khác về tĩnh mạch chân mãn tính.
- Chán ăn. Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng sự tích tụ độc tố do chức năng thận giảm có thể là một tác nhân lớn.
- Thường xuyên bị chuột rút. Mất cân bằng điện giải do chức năng thận bị suy giảm. Ví dụ, mức canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém góp phần gây ra tình trạng chuột rút cơ bắp.
Đây là những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh thận bạn cần hết sức chú ý. Nếu bạn hay gặp các triệu chứng này hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được khám và điều trị một cách kịp thời.
Điều trị bệnh thận
Khi chức năng của thận bị suy giảm bạn cần có những biện pháp giúp cho cơ thể loại bỏ được các chất như muối, nước thừa, và các sản phẩm giáng hóa có trong máu bằng việc điều chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo và các chất có chữa trong các loại thực phẩm hằng ngày.

Bệnh thận nên kiêng ăn gì và ăn gì? Là điều quan trọng giúp cho người bệnh thận cảm thấy dễ chịu và có thể kéo dài thời gian làm việc của thận.
Về việc sử dụng thuốc, bạn cần chú ý tới thuốc kiểm soát huyết áp, duy trì thật tót cân bằng về vitamin và khoáng chất, điều trị thiếu máu, thuốc giúp xương chắc khỏe bằng Vitamin D3, canxi,… theo đúng những chỉ định của bác sĩ.
Việc vận động thường xuyên vẫn là điều cần thiết cho người bệnh thận mạn tính. Giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện cho giấc ngủ, kiểm soát cân nặng và giảm nồng độ mỡ trong máu.
Nguyên tắc chung trong việc phòng bệnh thận cần chú ý:
- Bạn cần uống đầy đủ nước hằng ngày;
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng để tránh việc tăng trong lượng của cơ thể và bị thừa cholesterol;
- Hạn chế việc sử dụng quá nhiều muối vì đâu là một trong những yếu tố thúc đẩy việc tăng huyết áp;
- Không nên hút thuốc là vì thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận tiết triển nhanh hơn;
- Tập thể thao đều đặn mỗi ngày;
- Không nên sử dụng những loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì có một số loại thuốc không tốt cho thận.
- Tuy thuộc vào mức độ khi thận bi suy thì người bệnh thận nên ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm;
- Dùng các loại thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh thận mạn và suy thận mạn thì tất cả mọi người đều không nên quá chủ quan trong việc phòng chống bệnh. Quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày chính là yếu tố quyết định rằng bạn có mắc căn bệnh thận này không. Hãy sống cho bản thân mình từ những việc thay đổi nhỏ theo chiều hướng tích cực để có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn trong tương lai.
Cao Bổ Thận – Điều trị dứt điểm bệnh lý thận
Cao Bổ Thận là một trong những công trình nghiên cứu thành công nhất của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược thiên nhiên cùng với quy trình bào chế nghiêm ngặt, Cao Bổ Thận có thể điều trị dứt điểm các bệnh lý về thận chỉ sau 2-3 liệu trình.

Thành phần chính Cao Bổ Thận: Cẩu Tích, Cỏ Xước, Tơ Hồng Xanh, Xích Đồng, Dây Đau Xương, Tục Đoạn…
Quy trình bào chế của Cao Bổ Thận
Để không mất đi những tinh hoa của dược liệu quý, các bác sĩ Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế Cao Bổ Thận ở dạng cao. Quy trình bào chế được thực hiện như sau:
- Thu hái thảo mộc từ vườn dược liệu của Bộ Y tế.
- Gia giảm nguyên liệu theo tỷ lệ vàng.
- Sơ chế, nấu thảo dược bằng than củi trong nhiệt độ tiêu chuẩn suốt 48h.
- Thảo dược được đun qua 9 lần để chắt lọc tối đa tinh chất.
- Lọc lại 1 lần nữa để loại bỏ tạp chất, cặn bã.
- Phần nước cốt thu được đem cô đặc.
- Ro cao vào lọ khi đã được khử trùng.
- Đóng gói và bảo quản nghiêm ngặt.
Công dụng của Cao Bổ Thận Minh Tâm Đường:
- Đặc trị chứng suy thận, tiểu đêm nhiều lần, trừ tà phong thấp, ôn bổ thận âm, thận dương.
- Dưỡng huyết, cân bằng âm dương, thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố cũng như nguy cơ gây bệnh ra khỏi cơ thể.
- Bồi bổ khí huyết, khôi phục chức năng hoạt động của thận.
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Nhờ hiệu quả vượt trội của Cao Bổ Thận, năm 2018 nhà thuốc Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Đây như là một minh chứng khẳng định chất lượng và dịch vụ của nhà thuốc.
Chữa bệnh thận với chi phí rẻ nhất!
Liên hệ ngay!
Thông tin liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.340.246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437