Bệnh thận đa nang là một loại bệnh nguy hiểm, gây tổn thương đến thận và dẫn đến những biến chứng khác nặng hơn như suy thận, ung thư thận. Bài viết dưới đây là những kiến thức quan trọng về căn bệnh mà chúng ta nên tìm hiểu.
Bệnh thận đa nang là gì?
Đây là một loại rối loạn di truyền gây ra nhiều u nang trong thận, các túi u nang chứa đầy chất lỏng làm cho thận phình to bất thường. Theo thời gian các chức năng của thận suy giảm và trở thành bệnh thận mãn tính, nhiều trường hợp dẫn đến suy thận. Bệnh thận đa nang tồn tại dưới hai thể chính đó là tình trạng trội và tình trạng lặn.
Nguyên nhân gây ra bệnh thận đa nang
Thông thường bệnh thận đa nang là do các khuyết tật về di truyền, một số trường hợp có thể do đột biến di truyền. Nếu bố mẹ bị bệnh thì con cái khi sinh ra tỉ lệ mắc bệnh sẽ là 50%. Các nang thận hình thành qua 3 cơ chế sau:
- Lòng ống thận bị tắc nghẽn
- Tăng sinh tế bào biểu mô ở ống thận
- Màng nền của ống thận bị biến đổi
Triệu chứng bệnh thận đa nang
Có những người mắc bệnh thận đa nang trong nhiều năm nhưng các dấu hiệu rất mơ hồ mà không cụ thể, chỉ khi các u nang tiến triển lên kích thước khoảng trên 1,25cm mới bắt đầu nhận thấy những triệu chứng rõ rệt như:
- Đau ở vùng bụng
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu kèm máu
- Hai bên sườn đau
- Đường tiết niệu có dấu hiệu nhiễm trùng
- Phần lưng đau hoặc thấy nặng nề
- Mệt mỏi, các khớp xương đau
Bệnh thận đa nang ở trẻ em và thai nhi
Bệnh thận đa nang thường ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nhưng khi xuất hiện có thể gây suy thận mãn tính, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời. Căn bệnh này ở trẻ em thường di truyền theo kiểu gen lặn và xuất hiện chủ yếu ở một bên.
Ngoài những triệu chứng kể trên thì khi trẻ em mắc phải bệnh này còn kèm thêm những triệu chứng như: Huyết áp cao, da dẻ xanh xao, thể trạng gầy gò,… Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thận đa nang của trẻ em và trẻ sơ sinh là như: Các chức năng thận giảm và mất dần, các u nang ở gan phát triển, động mạch não phình ra, bất thường ở van tim.
Bệnh thận đa nang ở người lớn
Khác với trẻ em và thai nhi, bệnh thận đa nang ở người lớn di truyền theo gen thân trội, thường được gọi là “bệnh thận đa nang người lớn” vì chỉ khởi phát khi ở độ tuổi trưởng thành. Trong quá trình tiến triển của bệnh, các nang to dần lên dẫn đến trọng lượng của thận tăng tới 7-8kg.
Quá trình tiến triển này kéo dài vài chục năm, từ các biến đổi trở thành các nang thận. Một số bệnh nhân tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối, một số có thể sống đến hết đời với chức năng thận suy giảm.
Chẩn đoán bệnh thận đa nang
Chẩn đoán bệnh thận đa nang thường dựa vào:
- Tiền sử gia đình
- Siêu âm thấy hai thận to, có nhiều nang kích cỡ khác nhau
- Có nang ở gan
- Chụp cắt lớp thận CT scan
- Kỹ thuật gen xác định bất thường ở đầu xa nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 16
Bệnh thận đa nang có nguy hiểm không?
Bất cứ ai khi phát hiện mình mắc bệnh thận đa nang cũng sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng và không biết nó có nguy hiểm hay không? Như chúng ta đã biết đây là căn bệnh di truyền, nang thận có thể kết hợp với nang gan cùng các bất thường ở tim mạch dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Vì vậy có thể nói thận đa nang là căn bệnh khá nguy hiểm nên được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng.
Điều trị bệnh thận đa nang
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thận đa nang, các phương hướng điều trị đều nhắm đến điều trị triệu chứng là chính như các thuốc giảm đau, hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu. Sử dụng kháng sinh có thể điều trị được phần lớn tất cả những nhiễm khuẩn ở bệnh nhân.
Một số trường hợp nang thận quá lớn thì sẽ được chỉ định mổ dẫn lưu thông tắc chèn ép; động mạch não bị phình sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt phình động mạch giảm nguy cơ chảy máu. Với những ca bệnh đã biến chứng sang gia đoạn suy thận giai đoạn cuối sẽ được tiến hành lọc máu và ghép thận.
Bệnh thận đa nang nên ăn gì và kiêng gì?
Đây hẳn là thắc mắc chung của tẩ cả các bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh thận đa nang, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị bệnh.
- Những thực phẩm nên ăn: Các món luộc, gạo, bánh mì, mì ống không muối, khoai tây và các loại rau củ khác; ăn nhiều hoa quả như táo, lê, dưa hấu; ngoài ra nên tích cực uống sữa và chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 – 6 bữa một ngày.
- Những thực phẩm nên kiêng: Các thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ như chiên, rán; các thực phẩm chứa nhiều kali, phốt pho; không sử dụng rượu bia và đồ chua, cay, nóng; cũng nên hạn chế các loại đồ ăn đóng hộp.
Như vậy với bài viết trên đây chúng ta đã tìm hiểu được một số kiến thức cơ bản của bệnh thận đa nang, nắm được các triệu chứng, nguy cơ, biến chứng nguy hiểm của bệnh để có ý thức hơn trong việc chữa trị. Người bệnh tuyệt đối không được tự chữa tại nhà mà phải được thăm khám, chẩn đoán và tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.