Sỏi thận là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Đối với những người mắc bệnh sỏi thận không những chịu đựng những cơn đau quặn thận kéo đai mà còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm vềsức khỏe. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Việc tìm hiểu triệu chứng và cách chữa sỏi thận giúp bệnh nhân tránh khỏi những rủi ro mà bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sỏi thận giúp bạn đọc hiểu rõ.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ những khoáng chất và muối trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Những viên sỏi lớn có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu và người bệnh không cần lo lắng. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu.
Bệnh sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu. Đồng thời làm giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận mà người bệnh không thể coi thường.
Để phòng tránh nguy cơ biến chứng từ sỏi thận, người bệnh cần xác định triệu chứng và điều trị sớm. Chữa sỏi thận không quá khó nếu như bệnh đang trong giai đoạn đầu.
Sỏi thận tiếng anh là gì? Sỏi thận trong tiếng anh được gọi là Kidney Stones.
Bệnh sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân gây nên và có thể ảnh hưởng đến thận và đường tiết niệu bất cứ lúc nào. Sỏi thận có thể gây đau đớn nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời.
Tùy vào kích thước của sỏi, nếu sỏi nhỏ bạn có thể đào thải sỏi ra ngoài cơ thể bằng việc uống nước đều đặn hằng ngày. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, sỏi có thể bị mắc kẹt ở đường tiết niệu gây ra nhiễm trùng và nhiều những biến chứng nguy hiểm khác và có thể cần phải phẫu thuật.
Triệu chứng
Trên thế giới có đến 1/3 dân số mắc bệnh sỏi thận, nhưng chỉ có một nửa trong số này là xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi vẫn có thể gây ra những vấn để như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu.
Nhiều trường hợp sỏi mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng lúc này mới bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng thường gặp nhất là đau dữ dội với những cơn đau quặn thận sau đó biến mất. Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Đau dữ dội ở bên hông lưng
- Các cơn đau xuất hiện theo từng đợt
- Đau lan xuống vùng bụng và háng
- Có máu trong nước tiểu
- Buồn nôn, ói mửa
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Bí tiểu, tiểu không hết
- Xuất hiện sốt và ớn lạnh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu có những dấu hiệu bất thường trên của cơ thể, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gặp bác sĩ để được tham khám và điều trị một cách kịp thời.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Sỏi thận là chứng bệnh không từ một ai, tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn bình thường. Cụ thể:
- Người có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi là đối tượng hàng đầu dễ có nguy cơ mắc sỏi thận. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1.5 lít. Nếu vượt qua con số này thì nguy cơ mắc sỏi thận sẽ tăng lên gấp đôi.
- Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều… có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn bình thường. Nguyên do là bởi thận phải hoạt động quá tải khiến thận bị yếu đi và mắc bệnh.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như: chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương người có bệnh cường tuyến cận giáp, u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… là đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận cần đề phòng.
- Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Khi đó, các hoạt động khiến người bệnh ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
- Người lao động làm việc tiếp xúc với cadmium và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận mà người bệnh nên cẩn trọng.
Nguyên nhân
Bệnh sỏi thận thường do nhiều nguyên nhân gây ra, và do một số những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Sỏi thận được hình thành khi nước tiểu của bạn chứa nhiều các chất tạo lên tinh thể như canxi, oxalat và Acid uric. Thêm một số thời gian và điều kiện thuận lợi, hoặc thiếu chất ngăn cản các chất này kết dính với nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc hình thành sỏi thận.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận bao gồm:
- Mất nước. Không uống nước đều đặn hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Những người sống trong vùng khí hậu ấm và đổ mồ hôi nhiều có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn người khác.
- Chế độ ăn uống hằng ngày. Ăn nhiều thực phẩm chứa protein, muối và đường lằm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Điều này, đặc biệt đúng với những người có chế độ ăn những thực phẩm giàu natri. Chế độ ăn quá nhiều muối của bạn sẽ làm tăng lượng canxi trong thận và tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh suy thận của bạn.
- Béo phì. Chỉ số BMI của bạn càng cao, cân nặng của bạn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Bệnh về đường tiêu hóa và phẫu thuật. Phẫu thuật dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể gây ra sự thay đổi trong quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi và nước của bạn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong nước tiểu.
- Gia đình và bản thân bạn. Nếu có ai đó trong gia đình bạn, bố mẹ bạn có tiền sử mắc bệnh sỏi thận, nguy cơ bạn mắc bệnh sỏi thận sẽ cao hơn so với người bình thường. Và bản thân bạn đã từng mắc sỏi thận và đã được điều trị thì bạn cũng có nguy cơ cao bệnh tái phát.
Các loại sỏi thận
Phần lớn các thành phần trong sỏi thận chứa nhiều hơn một tinh thể. Biết được các loại sỏi thận và những yếu tố gây nên bệnh giúp bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Các loại sỏi thận bao gồm:
- Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thường gặp phải nhất, sỏi canxi thường ở dưới dạng oxalat canxi. Oxalate có thể được tìm thấy trong một số những loại hạt, sô cô la, ở một số loại trái cây,…Các yếu tố như chế độ ăn uống chứa nhiều vitamin D, rối loạn chuyển hóa và một số các nguyên nhân khác có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu.
- Sỏi Acid Uric: Acid Uric được hình thành bởi những người có chế độ ăn uống giàu hàm lượng protein trong một khoảng thời gian dài và Acid uric có hàm lượng cao ở những người bệnh gút. Một số những yếu tố di truyền và rối loạn máu trong các mô cũng là một trong những yếu tố hình thành lên sỏi Acid uric.
- Sỏi Struvite: Hay còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, sỏi này thường được tạo thành do nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi nhiễm trùng có thể phát triển rất nhanh chóng và trở nên khá lớn nếu như không được điều trị một cách kịp thời.
- Sỏi Cystine: Những viên sỏi này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của căn bệnh sỏi thận. Chúng được hình thành ở những người có hội chứng rối loạn di truyền gây ra làm cho thận bài tiết quá nhiều Axit Amin.
Đây được coi là những loại sỏi thận điển hình nhất mà bạn có thể mắc phải.
Biến chứng
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận bạn cần hết sức chú ý đó là:
Bệnh có nguy cơ nhiễm trùng hệ tiết niệu
Sỏi nằm lâu ngày trong hệ tiết niệu sẽ là môi trường lý tưởng để vi khản có thể phát triển. Do đó nhiễm trùng hệ tiết niệu do sỏi thận là điều khó có thể tránh khỏi.
Ở trường hợp người bệnh xuất hiện nhiễm trùng nhẹ, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng. Trường hợp xuất hiện nhiễm trùng nặng thì bệnh nhân có thể có dấu hiệu sốt cao, tiểu ra máu, hoặc tiểu có lẫn máu và mủ. Nếu sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì có thể xảy ra bệnh thận ứ nước hoặc thận hóa mủ.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Những viên sỏi có thể hình thành trong hệ tiết niệu nhất là thận của bạn. Kích thước của sỏi lớn dần sẽ có khả năng theo dòng chảy của nước tiểu đi vào niệu quản hoặc niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu kiến cho áp suất trong niệu đạo tăng lên, điều này gây ra những cơn đau thắt gọi là cơn đau quặn thận.
Những cơn đau thường xuất hiện ở vùng sườn bụng, đau 2 bên hông, cảm giác đau lan xuống háng. Lâu dần nước tiểu không được đào thải sẽ dẫn tới thận ứ nước. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh
Suy thận cấp và suy thận mạn
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận có thể làm tổn thương thận tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu trong trường hợp 2 quả thận đều có dấu hiệu ứ nước cùng lúc thì chắc chắn là bệnh nhân sẽ roi vào tình trạng nước tiểu không bài tiết ra ngoài được. Nếu tình trạng này không được điều trị ngay thì bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Quá trình ứ nước, có thể sẽ gây nhiễm trùng dẫn tới việc hủy hại các mô thận rất nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Nguy cơ vỡ thận
Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Vỡ thận xảy ra khi thận ứ nước lớn, làm cho vách thận mỏng, áp lữ của nước tiểu lên thận lớn.
Những nguy hiểm của bệnh sỏi thận cần hết sức chú ý, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tính mạng của người bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp cho người bệnh có thê tránh được những nguy hiểm của bệnh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh bằng những dấu hiệu nhìn thấy từ bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc sỏi thận, bạn có thể sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất:
- Xét nghiệm nước tiểu. Thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ để bác sĩ có thể thấy bạn có dấu hiệu bài tiết nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ngăn ngừa sỏi. Đối với xét nghiệm này có thể bác sĩ sẽ thực hiện thu thập mẫu nước tiểu của bạn trong 2 ngày.
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể cho bác sĩ thấy lượng canxi và Acid uric trong máu của bạn. Kết quả của việc xét nghiệm máu có thể theo dõi tình hình sức khỏe thận của bạn.
- Xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể cho bác sĩ thấy được sỏi ở trong hệ tiết niệu quả bạn. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm chụp X-quang, chụp CT cắt lớp vi tính, siêu âm,…
- Phân tích sỏi thận. Bạn có thể được bác sĩ yêu cầu đi tiểu thông qua 1 rây lọc để có thể lấy được mẫu sỏi của bạn. Đưa mẫu sỏi vào phòng thí nghiệm để phân tích. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để có thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị sỏi thận
Quá trình điều trị sỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và loại sỏi bạn đang mắc phải.
Điều trị sỏi thận bằng Tây Y
Hầu hết những viên sỏi có kích thước nhỏ đều không cần phải điều trị bằng phương pháp xâm lấn. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giúp đào thải sỏi ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng:
- Sử dụng thuốc giảm đau. Nếu bạn có dấu hiệu đau do sỏi thận gây ra. Để giảm đau, bác sĩ khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen, acetaminophen hoặc natri naproxen.
- Điều trị bằng sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sủ dụng một loại thuốc giúp bạn có thể đào thải sỏi tốt hơn. Loại thuốc này được gọi là thuốc chẹn Alpha, giúp các cơ trong niệu quan giãn ra, giúp các viên sỏi được đào thải ra ngoài dễ dàng, nhanh và ít đau hơn.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước. Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày có thể giúp loại bỏ sỏi ra khỏi hệ thống tiết niệu của bạn. Không nên uống 1 lúc quá nhiều và chia đều ra uống trong ngày.
Điều trị sỏi thận bằng thuốc nam
- Cách chữa sỏi thận dân gian bằng rau ngổ: Bạn có thể sử dụng 1 nắm rau ngổ, sau đó rửa sạch, để đảm bảo an toàn bạn có thể ngâm với một chút muối, đem đi giã nhỏ vắt lấy nước để sử dụng, chia làm 2 lần uống sáng và chiều, thực hiện bài thuốc trong vòng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm. Ngoài ra thì bạn cũng có thể đun rau ngổ với nước sôi, sử dụng để uống hằng ngày cũng rất tốt cho quá trình điều trị.
- Điều trị sỏi thận bằng quả dứa: Nguyên liệu cần có là 1 quá dứa và phèn chua, bạn cần quả dứa đi rửa sạch, cắt một đầu đục xuống khoảng 3 cm để vào đó khoảng 2 thìa cà phê phèn chua, sau đó đem đi nướng chín sau đó vắt lấy nước uống hằng ngày. Bạn sử dụng bài thuốc trong vòng 1 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.
- Bài thuốc Kim tiền thảo chữa sỏi thận: Kim tiền thảo 20gram, Hoạt thạch 12gram, Đại hoàng 4gram, Xa tiền 16gram, Kỷ tử 12gram, Mộc thông 12gram. Sắc uống đều mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống sáng và chiều tối. Uống đều đặn trong 2 tháng. Sau đó đi kiểm tra lại sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc.
Những bài thuốc này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân sỏi thận kích thước nhỏ, đặc biệt bài thuốc Kim tiền thảo không được phép sử dụng cho phụ nữ có thai.
Điều trị sỏi kích thước lớn
Trong trường hợp sỏi thận quá lớn không thể điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sâm lấn:
- Sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ sỏi: Đối với một số sỏi thận bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phá vỡ sỏi bằng sóng xung kích. Sử dụng âm thanh để tạo ra những rung động mạnh để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ để có thể theo đường nước tiểu đào thải ra ngoài. Phẫu thuật được tiến hành trong khoảng thời gian 45 -–60 phút. Bạn có thể được gây mê trước khi vào quá trình phẫu thuật.
- Soi niệu quản: Các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính để quan sát tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ bằng laser;
- Phẫu thuật lấy sỏi: Nếu trường hợp viên sỏi quá hớn hoặc sỏi nằm ở vị trí mà không thể áp dụng phương pháp tán sỏi, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra.
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị sỏi thận.
- Cách chữa sỏi thận bằng Tây y thường dùng một hỗn hợp các chất terpen như: pinen, camphen, cineol, anethol… nhằm làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu hiệu quả
- Các thuốc canxi, ức chế alpha 1(tamsulosin) làm giãn cơ trơn tạo điều kiện tống xuất sỏi ra ngoài. Đây cũng là cách chữa sỏi thận thông dụng hiện nay.
- Tán sỏi ngoài cơ thể cũng là cách chữa sỏi thận khi gặp phải những trường hợp viên sỏi nhỏ.
- Chữa sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng là phương pháp khá an toàn và có thể áp dụng trên nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Tán sỏi bằng laser là cách chữa sỏi thận đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới. Laser có thể tán được mọi loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm.
- Chữa sỏi thận bằng cách lấy sỏi thận qua da: các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Cách làm này cũng phù hợp với những viên sỏi có kích thước to.
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chữa sỏi thận bằng phương pháp này chỉ định cho những sỏi bể thận, mật độ chắc, khó tán.
- Phẫu thuật mổ mở: Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém. Cách chữa sỏi thận này được xem là phương pháp nguy hiểm nhất trong những cách làm kể trên.
- Phẫu thuật bằng Robot: Chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện và được thực hiện với chi phí rất cao. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những cách chữa sỏi thận khá an toàn.
Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?
Hiểu được các cách chữa sỏi thận, người bệnh cần tìm hiểu cách phòng ngừa sỏi thận nhằm ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Một số phương pháp được bác sĩ chỉ định đối với bệnh sỏi thận có thể kể đến như:
- Uống nhiều nước để tiểu nhiều hạn chế nguy cơ tái phát sỏi thận.
- Điều trị các bệnh niệu như nhiễm trùng triệt để, tránh bệnh tái phát làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Không sử dụng quá nhiều các loại vitamin C, D, ăn vừa phải chất canxi, giảm ăn muối, chất đạm… vì những chất này sẽ làm thận bài tiết và hoạt động quá mức, làm kém chức năng thận và gây ra sỏi thận.
- Người lao động trong điều kiện nóng phải bù đủ lượng nước đã mất qua mồ hôi. Bởi thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận mà người bệnh cần đề phòng.
- Ngoài ra cần có thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhịn tiểu quá lâu trong thời gian làm việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người làm việc tiếp xúc với các chất độc hại cần có đồ bảo hộ và được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Chế độ sinh hoạt hằng ngày, ăn uống điều độ giúp cho người bệnh sỏi thận giảm thiểu nguy cơ sỏi phát triển và sỏi tái phát. Bạn cần chú ý những điều sau đây để giúp bạn có thể giảm thiểu nguy cơ sỏi thận:
- Uống nước đều đặn hằng ngày. Đối với những người đã có tiền sử với bệnh sỏi thận, bác sĩ khuyên bạn lên sử dụng từ 2,5l -–3l nước/1 ngày. Nếu bạn sống trong môi trường khí hậu khô, nóng hoặc bạn tập thể dụng thường xuyên thì bạn cần phải bổ sung thêm nhiều nước hơn để thận có thể sản xuất vào đào thải nước tiểu một cách đều đặn.
- Nên hạn chế sử dụng muối và thực phẩm giàu protein từ động vật. Bạn nên giảm lượng muối sử dụng hằng ngày và chọn các nguồn protein an toàn từ thực vật chẳng hạn. Bạn nên tạo cho mình những bữa ăn nhạt.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu Oxalat. Nếu cơ thể bạn có xu hướng hình thành sỏi oxalat, bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm đó. Oxalat có nhiều trong củ cải đường, đậu bắp, rau bina, khoai lang, socola và các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.
- Nên ăn những loại thực phẩm giàu canxi, nhưng hãy thận trọng ới các chất bổ sung canxi. Canxi có trong thực phẩm không ảnh hưởng đến nguy có sỏi thận. Tiếp tục sử dụng những thực phẩm giàu canxi, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng. Chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở một số người.
Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể nhận được sự tư vấn để bạn có thể lên cho mình một kế hoạch ăn uống để giảm thiểu nguy cơ sỏi thận.
Đập tan sỏi thận bằng bài thuốc đông y gia truyền
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM): Sỏi thận có thể tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Bởi vậy ngoài việc bào mòn viên sỏi, cần phải tập trung điều trị vào bên trong, giúp đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, từ đó bệnh sẽ không có nguy cơ tái phát.
Trong kho tàng các bài thuốc đông y chữa sỏi thận của Việt Nam, nổi bật hơn cả là Cao Bổ Thận của Tâm Minh Đường.

Cao Bổ Thận được đặc chế từ các thảo mộc quý hiếm được cho là khắc tinh của bệnh sỏi thận bao gồm: tơ hồng xanh, xích đồng, tục đoạn, cỏ xước, cẩu tích, dây đau xương. Mỗi một vị thuốc đều có những giá trị riêng biệt, khi kết hợp theo tỷ lệ vàng sẽ bổ trợ lẫn nhau, mang lại hiệu quả vô cùng đáng giá trong điều trị bệnh sỏi thận.
Cơ chế điều trị sỏi thận của Cao Bổ Thận
- Đào thải dịch mật trong gan, giúp kháng viêm, lợi thủy, tiêu thũng.
- Ngăn ngừa độc tố gây tổn thương tạng thận, giảm đau đường mật.
- Kiểm soát nồng độ chất khoáng và phốt pho có trong nước tiểu.
- Ngăn ngừa sự hình thành sỏi mới, tránh sỏi thận tái phát.
Đây cũng là một bài thuốc đông y hiếm hoi biết cân bằng giữa hiệu quả và tính tiện lợi của sản phẩm. Bằng việc bào chế ở dạng cao, đun trên bếp củi suốt 48h đã giúp Cao Bổ Thận chắt lọc được tối đa dược chất của thảo mộc, đồng thời người bệnh không mất công chế biến, khi sử dụng chỉ cần lấy một thìa cao pha với 150ml nước có thể dùng được, tính tiện lợi được đẩy lên tối đa.

Nhờ ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Thận đã giúp Tâm Minh Đường nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018 vừa qua.
Bấm để được tư vấn trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu!
Bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh sỏi thận là gì? Những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cần biết. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường của cơ thể được nêu trên, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách kịp thời nhất.
Thông tin liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.340.246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437