Bệnh lao xương là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong các vấn đề về xương khớp. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy hại đến tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và giải đáp thắc mắc bệnh lao xương có nguy hiểm không và điều trị như thếnào cho hiệu quả.
Bệnh lao xương là gì?
Bệnh lao xương là một dạng của bệnh lao, là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Trong đó, lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis tạo ra gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, nhưng cũng có thể lây lan qua đường máu đến các bộ phận liên quan khác.
Bệnh lao xương là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết. Bệnh xảy ra chủ yếu tại cột sống do đây là bộ phận phổ biến nhất bị ảnh hưởng, tiếp theo là hông và đầu gối.
Tại cột sống, thông thường là thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng. Các khu vực khác như đốt sống cổ, xương cùng và khớp cùng chậu có thể bị ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lao xương. Xương sườn, xương chậu, bàn chân, xương dài, khớp ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch… rất có thể bị nhiễm bệnh lao xương nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lao xương khá giống với bệnh viêm xương đều gây tổn thương ở người trẻ tuổi, nhưng khác là tổn thương của lao xương thường bắt đầu ở xương xốp sau đó lan ra xung quanh. Vị trí xương cứng thường thấy là lao đốt ngón bàn tay, bàn chân.
Khi có một trong những dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị, tránh trường hợp để bệnh lao xương lây lan ra các bộ phận khác và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lao xương có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi bệnh lao xương có nguy hiểm không, các bác sĩ đã giải thích nguy cơ người bệnh phải đối mặt nếu không điều trị sớm. Trong đó, mức độ nguy hiểm nhất của lao xương đó chính là gây ra tàn phế.
Bệnh lao xương được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hại nhất vì lứa tuổi thường mắc bệnh là từ 16 – 45; đây là lứa tuổi lao động chính nhưng lại chủ quan và coi thường với những dấu hiệu mắc bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống. Bên cạnh đó, sẽ gây ra hậu quả không nhỏ đến nền kinh tế do đây là lứa tuổi lao động.
Bệnh lao xương có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có. Ở bệnh nhân mắc lao xương, những vị trí xương khớp bị vi khuẩn lao tấn công sẽ sưng to, gây khó chịu cho bệnh nhân và hạn chế vận động. Nếu nhìn được vào ổ khớp sẽ thấy màng hoạt dịch phù nề, loét mặt khớp, sụn có các nốt lao, củ lao và các ổ tiêu hủy gây nhiễm trùng và đau đớn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, những ổ áp-xe hình thành, trong đó có mủ, hoại tử bã đậu, ở thân xương có thêm các mảnh xương chết và cả tủy xương cũng bị viêm. Có trường hợp mủ lao có thể nằm ở hố chậu hoặc ổ áp-xe của lao khớp háng xuống tận đùi gây tê liệt và khiến bệnh nhân không thể đứng dậy, ngồi hoặc di chuyển.
Bệnh lao xương có lây không?
Nhận thức được mối nguy hiểm do bệnh lao xương gây ra, nhiều bệnh nhân lo lắng và quan tâm vấn đề bệnh lao xương có lây không. Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ cho rằng bệnh lao xương cũng giống như các thể lao khác đều có thể lây nhiễm cho người khác nếu vi khuẩn lao bị phát tán.
Một số yếu tố gây ra truyền nhiễm bệnh lao xương có thể được kể đến:
- Vi khuẩn gây bệnh lao xương có thể phát tán trực tiếp vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi và thậm chí cả khi người bệnh nói chuyện.
- Bệnh lao xương có thể lây qua các vết thương hở và niêm mạc.
- Bệnh lao xương có thể lây truyền từ mẹ sang con
Khi xâm nhập vào cơ thể, bệnh lao xương diễn biến qua 2 giai đoạn: lao nhiễm và lao bệnh. Giai đoạn lao nhiễm là giai đoạn cơ thể bắt đầu có những triệu chứng lao sơ nhiễm. Khi tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển sẽ thành bệnh lao xương mãn tính và cơ hội điều trị hoàn toàn trở nên khó khăn. Bởi vậy, người bệnh cần chủ động điều trị càng sớm càng tốt đối với bệnh lao xương.
Bệnh lao xương có chữa khỏi được không?
Bệnh lao xương có chữa khỏi được không là thắc mắc của hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Để điều trị bệnh dứt điểm cần có một phác đồ điều trị tổng hòa. Trong đó cần chú trọng các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc kháng SINH: 5mg/kg/ngày với người lớn; 10mg/kg/ngày với trẻ em.
- Thuốc Rifampicin: 10mg/kg/ngày với người lớn; 15mg/kg/ngày với trẻ em.
- Thuốc Ethambutol: 15mg/kg/ngày. Uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, dùng trong 18 tháng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý một số yếu tố để việc điều trị bệnh lao xương diễn ra thuận lợi:
- Bất động vùng lao là biện pháp căn bản để tránh kích thích cơ học và giúp cơ thể chống nhiễm trùng thuận lợi.
- Cần mổ bỏ ổ lao xương khi bác sĩ chỉ định vì không thể chắc không bị tái phát, đồng thời phá hàng rào bao bọc giúp thuốc kháng lao có tác dụng, cần phẫu thuật sau 3-4 tuần điều trị nội khoa.
- Có thể rạch tháo dẫn lưu áp-xe lạnh khi đã dùng thuốc điều trị nội khoa.
- Khi có biến chứng do bệnh lao xương gây ra cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ về bệnh lao xương. Hy vọng những lời giải đáp cho vấn đề bệnh lao xương có lây không, bệnh lao xương có chữa khỏi được không sẽ giúp bạn đọc trong việc điều trị bệnh. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị