Nếu như trước đây gút là đặc quyền của giới nhà giàu bởi chỉ có nhà có điều kiện mới được ăn những đồ ăn nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng thì hiện nay căn bệnh này đã trở nên phổ biến bởi sự phát triển của xã hội. Đối tượng của bệnh cũng mở rộng hơn nhưng chủ yếu vẫn là nam giới ở độ tuổi trẻ và trung niên. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc: Bệnh gút có di truyền sang con cái không?
Bệnh gút có di truyền không?

Muốn giải đáp thắc mắc: Bệnh gút có di truyền sang con cái không? trước tiên bạn phải biết gút có bao nhiêu thể. Xin trả lời rằng hiện gút được chia làm 2 thể chính là nguyên phát và thứ phát trong đó chủ yếu là nguyên phát (chiếm 95%). Còn 1 dạng bệnh gút nữa là gút bẩm sinh (1 số ít người ngay từ khi sinh ra đã có lượng axit uric trong máu cao bất thường). Tuy nhiên số này rất hiếm.
Có thể khẳng định ngay gút nguyên phát là bệnh lý gắn với yếu tố di truyền và cơ địa. Gút dạng này hình thành do sự tổng hợp quá mức purin nội sinh dẫn đến nồng độ axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Theo 1 số liệu thống kê mới nhất thì nếu bố mẹ mắc bệnh gút thì nguy cơ con cái sinh ra bị nhiễm bệnh lên đến 20%. Các nhà khoa học hiện đại đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra 1 loại gen thể hiện sự di truyền này. Hiện tại đã phát hiện được 5 gen liên quan tới bệnh gút la HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6 – photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3. Việc xác định này có vai trò quan trọng giúp phát hiện, điều trị và chữa đau thần kinh tọa dứt điểm bệnh gút.
Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ bị gút thì hãy thường xuyên đi xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ axit uric để phát hiện sớm mầm bệnh. Không được lơ là những dấu hiệu dù là nhỏ nhất, đặc biệt khi bị sưng đau khớp ngón chân khởi phát đột ngột vào ban đêm, cơn đau lan dần từ vị trí đó sang các khu vực khác như cả bàn chân, mắt cá chân, bị đau khớp gối, bàn tay, khuỷu tay, cánh tay…
Cảnh báo 1 số biến chứng nguy hiểm do bệnh gút gây ra

– Nhẹ nhất là đau đớn vùng khớp bị tổn thương. Những cơn đau này thường xuất hiện vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ yên, đau có thể dữ dội, dồn dập sau đó giảm đi nhưng không mất hẳn mà vẫn âm ỉ. 1 đợt đau gút cấp sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó ngừng hẳn. Có thể phải 1, 2 năm sau mới trở lại nhưng lúc này bệnh đã nặng hơn rất nhiều. Nếu không được điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh gút kịp thời sẽ biến thành mạn tính.
– Các khớp bị tổn thương lâu ngày sẽ bị biến dạng, tê liệt, mất hẳn chức năng vận động gây teo cơ. Thậm chí nhiều người phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
– Gút không chỉ diễn ra tại các khớp mà lượng axit uric tích tụ trong máu, đặc biệt là ở thận sẽ làm sản sinh sỏi, để lâu ngày gây suy thận.
Những cách dự phòng bệnh gút dành cho tất cả mọi người
- Hạn chế ăn uống các thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật
- Không uống nhiều đồ uống có cồn hoặc đồ uống có ga
- Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi nhưng nên tránh những quả có vị chua như cam, chanh…
- Nếu đã từng bị đau gút cấp, ngay khi trời trở lạnh cần giữ ấm toàn thân, đặc biệt phải đi tất và găng tay.
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép, tránh béo phì.
- Nếu mới bị đau gút có thể dùng thuốc chống viêm không steroid, colchicin, các thuốc ức chế tổng hợp và làm giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc trong 1 thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, tổn thương chức năng gan.
- Có thể dùng kết hợp các bài thuốc dân gian hoặc các bài thuốc Đông y lành tính, mặc dù có thể mất nhiều thời gian chữa bệnh hơn nhưng sẽ an toàn và ít tác dụng phụ.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị