Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này. Đó là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong, thậm chí chúng còn được ví như là bệnh ung thư máu thứ 2. Thời gian sống ở mỗi bệnh nhân là khác nhau vì tình trạng bệnh, cơ địa, sức khỏe của mỗi người là không giống nhau. Vậy khi bị đa u tủy xương, cần phải làm những gì để kéo dài thời gian và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh?
Đa u tủy xương là gì
Đa u tủy xương là 1 loại ung thư máu. Nó hình thành và tiến triển trong những tế bào plasma (tương bào), là 1 dạng bạch cầu có vai trò kháng nhiễm trùng. Khi đa u tủy xương hình thành và phát triển, những tế bào ung thư sẽ tích tụ trong tủy xương và rút đi tất cả những dưỡng chất của tế bào máu khỏe mạnh. Chúng sinh ra những protein đột biến có khả năng gây ra thương tổn cho thận.
Đa u tủy xương ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, không chỉ một khu vực cụ thể nào. Xương dễ gãy và đau nhức ở xương sẽ là hai triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn này. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các trường hợp như:
- Nhiễm trùng và sốt liên tục
- Luôn có cảm giác khát nước
- Số lần đi tiểu tăng đột ngột
- Buồn nôn
- Tụt cân
- Táo bón
Các giai đoạn của đa u tủy xương
Các chuyên gia chia đa u tủy xương thành bốn giai đoạn như sau:
1/ Giai đoạn tiềm ẩn
Nếu u tủy không để lại bất cứ triệu chứng cụ thể nào, thì đó gọi là giai đoạn tiềm ẩn hay là giai đoạn Durie-Salmon 1.
Điều này tức là các tế bào u tủy đã hình thành trong cơ thể bạn, nhưng chúng không hề có biểu hiện tiến triển hay để lại bất kỳ tổn thương nào đến xương và thận. Ở giai đoạn tiềm ẩn này thì hầu hết không thể chẩn đoán trước được bạn có bị đa u tủy xương hay là không.
Giai đoạn 1
Khi bước sang giai đoạn 1, bạn đã có 1 lượng nhỏ tế bào u tủy trong máu và trong nước tiểu. Nhưng khi đó, nồng độ hemoglobin mới chỉ nhỏ hơn mức bình thường 1 chút, không đáng kể. Hình ảnh chụp X-quang xương có thể trông vẫn rất bình thường hoặc chỉ cho ta thấy được một vùng chịu ảnh hưởng mà thôi.
Giai đoạn 2
Sang giai đoạn 2 này, số lượng tế bào u tủy đã nhiều lên một cách đáng kể. Hàm lượng hemoglobin sụt giảm đi nghiêm trọng so với bình thường, trong khi đó, hàm lượng kháng thể đơn dòng với canxi trong máu lại tăng đột biến. Hình ảnh chụp X-quang cũng chỉ ra cho ta thấy được nhiều khu vực chịu thương tổn ở xương.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối của bệnh đa u tủy xương. Lúc này, tế bào u tủy đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Nồng độ hemoglobin còn chưa chạm mốc 8,5g/l, hàm lượng canxi cũng như là kháng thể đơn dòng lại tăng quá nhiều. Còn vô số những khu vực khác ở xương cũng bị ung thư tấn công.
Người mắc bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu?
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã căn cứ vào kết quả so sánh tuổi thọ của người bị đa u tủy xương với những người bình thường để có thể kiểm tra, đánh giá, tính toán và đưa ra bảng tỷ lệ sống sót của từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: 62 tháng, khoảng 5 năm
- Giai đoạn 2: 44 tháng, khoảng 3 – 4 năm
- Giai đoạn 3: 29 tháng, khoảng 2 – 3 năm
Nhưng bạn cần nắm rõ là tỷ lệ sống sót của những người mắc bệnh đa u tủy xương chỉ là con số ước tính. Nó có thể đúng trong trường hợp của bạn, và cũng có thể là không đúng. Bạn cần phải đi gặp ngay bác sĩ để có được tư vấn và xử lý kịp thời.
Tỷ lệ sống sót kể trên được tính toán vào những điều kiện thể trạng bệnh cụ thể của bạn. Nếu như điều trị đạt kết quả tốt, khả năng sống sót của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Các triệu chứng của bệnh đa u tủy xương
Ở giai đoạn tiềm ẩn, bệnh đa u tủy xương có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, cân nặng giảm sút nhanh chóng, đau xương chỉ ở mức độ nhẹ và gặp ở những xương dẹt, đau các khớp và đau đầu.
Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh bị suy nhược toàn thân, đau xương, đau nhiều tại vùng cột sống thắt lưng, xương sọ và ức, lá lách phình to và có thể bị gãy xương tự phát… Người bệnh phải chịu cơn đau dai dẳng kéo dài, uống thuốc giảm đau lúc này không còn đem lại hiệu quả nữa.
Nguyên nhân nào gây bệnh đa u tủy xương?
Bệnh lý này gây ra bởi những tế bào huyết tương ác tính tồn tại trong cơ thể, điển hình là những tế bào huyết tương đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sẽ bị tấn công.
Những tế bào huyết tương sẽ sinh sôi ra kháng thể globulin miễn dịch đơn dòng trong máu để có thể giúp cơ thể chống lại các vi trùng gây hại. Tuy nhiên hiện tượng tăng tiết những globuline miễn dịch đơn dòng bên trong máu cũng kích thích sự sản sinh plasmocyte ở những cơ quan xương khớp của cơ thể. Điều này làm cho các biến chứng nghiêm trọng như tình trạng tiêu hủy xương, sự hình thành và phát triển không bình thường làm cho vỏ xương dễ vỡ và tạo ra những khối u khi lan sang những phần mềm, và đây được gọi là bệnh đa u tủy xương.
Ngày nay, bệnh đa u tủy xương vẫn chưa được xác định chính xác được rõ nguyên nhân gây bệnh. Nhưng có một vài yếu tố được công nhận rằng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự xuất hiện của căn bệnh này.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đa u tủy
- Độ tuổi: Xác suất bị đa u tủy tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Bệnh nhân sau 40 tuổi, đáng chú ý là từ 65 tuổi trở lên, có nguy cơ mắc đa u tủy xương cao gấp 50 lần so với người trẻ tuổi.
- Giới tính: Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có khả năng phát triển đa u tủy cao gấp đôi so với nữ giới.
- Gen di truyền: Việc xét nghiệm gen cá nhân chứng minh rằng đa u tủy là di truyền qua các thế hệ gia đình bởi các yếu tố di truyền. Điều này mâu thuẫn vì các nghiên cứu trước đây đã xác định rằng đa u tủy không phải là rối loạn di truyền, nhưng qua xét nghiệm chứng minh rằng gen bao gồm các thành phần di truyền bên trong là tác nhân dẫn đến đa u tuỷ. Ngoài ra, đã có rất nhiều hồ sơ về các trường hợp đa u tủy thường có quan hệ họ hàng với nhau.
- Những ảnh hưởng của bệnh lý đang mắc: Bệnh mà các bệnh nhân đang mắc phải từ trước, đặc biệt là hai bệnh ung thư và béo phì. Chất béo gây ra sự ức chế hoạt động của tế bào plasma, dẫn đến tăng nguy cơ đa u tủy.
- Môi trường: Đây thực sự là một trong những lý do chính cho các biến chứng ác tính cũng như là sự phát triển của bệnh đa u tủy.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh đa u tủy xương, cũng như biết được bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu. Qua đó, hãy chủ động phòng ngừa cho bản thân, tránh biến chứng xấu xảy ra. Tạo cho bản thân thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt sức khỏe bản thân. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.