Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng thường xảy ở bà bầu khi mang thai tháng cuối, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì nó không quá nguy hiểm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫn đến hiện tượng này và cách khắc phục ra sao nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp háng
Để có được cách khắc phục đối với từng trường hợp khác nhau thì bà bầu cần hiểu được nguyên nhân vì đâu gây ra tình trạng này. Sau đây là những tác nhân chủ yếu khiến cho bà bầu bị đau khớp háng:
- Tăng cân đột ngột: Tăng cân là tình trạng chung của phụ nữ khi mang thai, đây là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên một số bà bầu tăng cân quá đột ngột do thai nhi phát triển quá nhanh hoặc bà bầu ăn uống thừa chất có thể làm tăng áp lực bất thường lên khớp háng. Điều này khiến cho khớp háng không kịp thích nghi và dẫn tới đau khớp háng, đau nhiều hơn nếu như vào giai đoạn cuối thai kỳ khi trọng lượng thai lớn.
- Do thiếu hụt lượng canxi: phụ nữ khi mang thai cần được cung cấp rất nhiều lượng canxi vì phải nuôi dưỡng bào thai. Khi lượng canxi cung cấp cho bà bầu không đủ thì rất dễ gây ra tình trạng đau các khớp.
- Do dạ con cố định trong tiểu khung được hệ thống giữ nó đứng yên một chỗ. Khi đó, các dây chằng từ vùng trên dạ con tới thành chậu hông và khi dạ con to ra, những dây chằng bị kéo căng ra. Điều này khiến cho thai phụ rất khó khăn trong việc đi lại, vận động mạnh sẽ gây ra những cơn đau nhức ở khớp háng.
- Vận động quá nhiều với cường độ lớn sẽ làm cho khớp háng phải chịu lực đè nén của trọng lượng cơ thể do trọng lực. Điều này dẫn tới đau khớp háng và một số xương khớp bẹn, hông, chân có thể nhức nhối hoặc sưng phù.
- Do sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể thai phụ sẽ khiến cho những dây chằng ở khớp háng mềm ra và xương chậu bị co giãn quá mức để chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi, từ đó gây nên đau nhức vùng xương mu, khớp háng.
Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Thời gian cuối thai kỳ, cụ thể là vào tháng cuối khi mang thai là khoảng thời gian bà bầu dễ bị đau khớp háng nhất. Tháng cuối cùng là lúc bé sắp chào đời, lúc này trọng lượng và kích cỡ của cơ thể bé gần như đã đạt mức tối đa. Đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ cũng phình to ra, cân nặng tăng nhanh hơn và gần như rất ít vận động.
Đối với những ai đã từng sinh con mới có thể thấu hiểu hết được những nỗi khổ mà người mẹ phải gánh chịu. Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày thì khoảng thời gian từ tháng 8 của thai kỳ trở đi người mẹ phải chịu vô số những bực dọc, khó chịu vì đặc điểm sinh học của cơ thể. Điển hình nhất có lẽ là tình trạng đau khớp háng, đau xương mu, rạn da, nhức nhối toàn thân…
Cách xử lý nếu bị đau khớp háng khi mang thai
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng nhiều chất canxi và sắt:
Việc cung cấp đủ lượng canxi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe xương khớp của các bà bầu. Vì thế hãy đảm bảo rằng luôn luôn có được lượng dưỡng chất cần thiết cùng với chất xơ và khoáng chất sẽ giúp mẹ tròn con vuông.
Nghỉ ngơi và vận động hợp lý:
Phương pháp đơn giản nhất khi bị đau khớp háng đó là nghỉ ngơi hợp lý. Việc nghỉ ngơi đối với phụ nữ trong thời gian mang thai cần được thực hiện thường xuyên vì chúng có vai trò quan trọng với việc đảm bảo sức khỏe của các bà bầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai trong bụng.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ:
Sử dụng đai nâng bụng bầu sẽ giúp bạn cố định vùng bụng với xương chậu, thắt lưng tạo thành một thể thống nhất. Tránh được tối đa sự rung lắc của thai nhi trong lúc cơ thể người mẹ hoạt động.
Nhờ tới sự chăm sóc của các nhân viên y tế:
Nếu như bạn có điều kiện cho phép thì phương pháp giải quyết tốt nhất là hãy tới bệnh viện để được sự chăm sóc của các y tá, điều dưỡng có chuyên môn sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên chính xác nhất để khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Việc nghỉ ngơi tại một cơ sở y tế chất lượng hoặc nhờ một nhân viên y tế tới nhà chăm sóc bạn trong tháng cuối của thai kỳ sẽ đảm bảo tránh được các nguy cơ không may có thể xảy ra như tình trạng thai non, đẻ non hoặc một số tình trạng bất thường khác.